- "Chính phủ chưa có chủ trương cải cách tiếng Việt, ít nhất trong vòng mấy năm tới”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh trong phiên thảo luận cho ý kiến dự thảo luật Giáo dục sửa đổi.

Sáng nay, UB Thường vụ QH cho ý kiến dự thảo luật Giáo dục sửa đổi. Đề cập đến các thí điểm trong giáo dục, Chủ nhiệm UB Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng làm thử có thành công, có thất bại.

“Nhưng thời gian qua có nhiều ý kiến khác nhau, nhất là trong cải cách tiếng Việt, tôi muốn biết quan điểm của Chính phủ, Bộ Giáo dục trong việc này như thế nào?”, bà Nga hỏi.

Chỉ là một phương pháp dạy học tiếng Việt

Trả lời về cải cách tiếng Việt, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, giáo dục là vấn đề xã hội luôn luôn quan tâm.  

{keywords}
 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam

“Tôi cho rằng đó là điều rất tốt. Gần đây rộ lên câu chuyện liên quan đến tài liệu học tập dạy tiếng Việt cho trẻ mới đi học, năm trước là câu chuyện một công trình nghiên cứu của nhà khoa học Bùi Hiền. Ngay lúc đó tôi đã nói: “Chính phủ chưa có chủ trương cải cách tiếng Việt”.

Vụ tranh luận vừa qua Bộ Giáo dục đã có ý kiến, đấy chỉ là một phương pháp dạy học tiếng Việt, phát âm cho trẻ lúc mới bắt đầu, chứ không phải cải cách tiếng Việt”, Phó Thủ tướng khẳng định.

Trong quá trình đổi mới liên quan đến vấn đề thử nghiệm trong giáo dục, chúng ta làm rất thận trọng nhưng không phải không tiếp tục đổi mới.

“Đã đổi mới thì phải có thử nghiệm, nhưng tôi khẳng định Chính phủ chưa có chủ trương cải cách tiếng Việt, ít nhất trong vòng mấy năm tới”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Trẻ em không có hè, không có vui chơi

Liên quan đến chương trình thí điểm, thực nghiệm, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cũng cho hay, gần đây cử tri rất quan tâm đến chương trình thí điểm công nghệ giáo dục.

{keywords}
Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải

"Khi thực nghiệm trở thành đại trà thì như thế nào? Cho đến thời điểm này luật hiện hành còn nguyên giá trị. Điều 100 nêu rất rõ: 'Chính phủ trình QH trước khi quyết định chủ trương lớn ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước; những chủ trương về cải cách nội dung, chương trình của một cấp học'”, bà Hải băn khoăn khi một số nơi như Hà Tĩnh 100% học sinh dùng sách công nghệ giáo dục.

Cách thức đánh vần với tam giác, ô vuông, nhiều bài văn, bài thơ có quan điểm giáo dục khác lạ khiến nhiều phụ huynh băn khoăn.

"Hôm qua, từ 5h chiều đến 7h tối tôi đi tìm mua sách này tại nhiều hiệu sách ở Hà Nội nhưng không thể mua được. Vậy liệu việc cung cấp sách này có độc quyền hay không?", bà Hải nêu.

Theo bà, dự luật quy định cơ sở giáo dục được lựa chọn sách SGK trong giảng dạy thì cũng nên bổ sung quyền của học sinh, cha mẹ… Bà dẫn chứng: "Hôm qua có phụ huynh gửi đơn lên Sở Giáo dục Tiền Giang yêu cầu cho con em họ không học tiếng Việt theo sách giáo dục công nghệ".

{keywords}
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đồng tình: "Tôi thấy rất thương trẻ con, học sinh bây giờ học rất khổ sở".

Bà kể: "Thế hệ chúng tôi học cách đây 5-6 chục năm, tất cả các bài từ vỡ lòng, chúng tôi vẫn nhớ mà 3 tháng hè vẫn trọn vẹn. Bây giờ làm gì có hè. Không có hè, không có tuổi thơ, không có vui chơi".

Theo Chủ tịch QH, cải cách phải đổi mới căn bản, toàn diện nhưng sau khi đổi mới phải có tính ổn định và tính thống nhất, đồng bộ. "Không thể có SGK tự chọn được. Trường này muốn học cái này, trường khác thì học sách khác".

"Thực nghiệm gì mấy chục năm rồi anh Nhạ ơi, thời anh còn là sinh viên chắc đã thực nghiệm rồi. Hết chương trình này thí điểm, chương trình kia thực nghiệm. Khổ lắm", Chủ tịch QH nói.

Bà kể có nhiều ý kiến cho rằng, cách dạy hiện nay không làm cho HS tiếp thu kiến thức dễ dàng mà đặt ra nhiều cái quá cao siêu, quá hàn lâm. "Thực nghiệm, đổi mới nhiều quá mà không biết kinh nghiệm ở đâu, làm khổ học sinh", Chủ tịch QH lưu ý.

"Tôi học từ tên núi, tên sông, bản đồ khúc nào, lịch sử trận đánh nào như thế nào vẫn còn nguyên nhưng trẻ bây giờ hỏi không biết. Không biết dạy kiểu gì, chất lượng thế nào trong khi học thêm nhiều, không nghỉ hè", Chủ tịch QH tiếp tục băn khoăn.

Bà cho rằng, vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn nên quyết định sửa đổi toàn diện luật Giáo dục qua 3 kỳ họp là đúng đắn. 

Phụ huynh tốn 1.000 tỷ đồng/năm mua SGK

Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho biết cử tri rất phản đối việc sử dụng SGK một lần, rất lãng phí. Ví dụ năm học 2018-2019 NXB Giáo dục đưa ra thị trường 100 triệu bản SGK, 100 triệu bản này năm sau không được sử dụng. Mỗi năm phụ huynh phải chi trung bình 1.000 tỷ đồng để mua SGK nhưng chỉ sử dụng một lần. Như tiểu học mua ít nhất 6 cuốn, mỗi cuốn giá 45-78 nghìn đồng; THCS có 7-13 cuốn, mỗi cuốn 97-144 nghìn đồng.

"Vấn đề này cử tri nói rất nhiều lần, ĐBQH cũng nói với Bộ trưởng nhiều lần. Đề nghị Bộ trưởng quan tâm", bà Hải nói 

Chứng kiến cháu đi học, tôi ngạc nhiên không ngừng

Chứng kiến cháu đi học, tôi ngạc nhiên không ngừng

Càng tìm hiểu cái sự học hành ở Đức tôi càng thấy nhiều điều ngạc nhiên đáng nể.

Lùi thông qua luật Giáo dục để bàn kỹ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Lùi thông qua luật Giáo dục để bàn kỹ kỳ thi tốt nghiệp THPT

UBTVQH thống nhất lùi việc thông qua luật Giáo dục tại kỳ họp cuối năm nay sang kỳ họp giữa 2019 để bàn kỹ hơn về kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Gọi 'học phí' thành 'giá dịch vụ giáo dục, đào tạo': Không nên áp dụng máy móc

Gọi 'học phí' thành 'giá dịch vụ giáo dục, đào tạo': Không nên áp dụng máy móc

Ông Hoàng Văn Cường, Ủy viên UB Kinh tế, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng, tên gọi không phải là vấn đề và không nên áp dụng một cách máy móc.

Bộ trưởng Giáo dục: Chương trình SGK 3 năm mới tiêu hơn 50 tỷ

Bộ trưởng Giáo dục: Chương trình SGK 3 năm mới tiêu hơn 50 tỷ

Bộ trưởng GD-ĐT cho biết, 3 năm thực hiện chương trình SGK mới chỉ tiêu hết hơn 2 triệu USD, còn lại vẫn đang trong kế hoạch.

Thu Hằng