- ĐB Lê Thanh Vân ủng hộ việc hợp nhất một số bộ ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, cũng như sáp nhập một số tỉnh có số dân quá nhỏ và tương đồng về mặt địa lý, văn hoá.

Nói đến sáp nhập, hợp nhất, nhiều ý kiến băn khoăn, trong lịch sử bộ máy hành chính đã có nhiều lần nhập tách, tách nhập. Liệu lần này bàn nhập rồi đến một lúc nào đó lại bàn tách khiến cho bộ máy thiếu tính ổn định?

Điều đáng nói chúng ta đã có 71 năm xây dựng chính quyền nhân dân nhưng đến nay vẫn chưa xây dựng mô hình quản lý một cách chuẩn mực làm khuôn khổ cho phát triển kiến tạo ổn định lâu dài. Đây là điều đáng bàn.

{keywords}
ĐB Lê Thanh Vân, ủy viên thường trực UB Tài chính Ngân sách của QH. Ảnh: Phạm Hải

Lần này đến lúc phải đổi mới với tinh thần rất chủ động, TƯ đã bàn và đưa ra chủ trương, giờ QH bàn cho ra nhẽ để lựa chọn một mô hình quản lý hành chính thật sự chuẩn mực, tổ chức hệ thống ổn định lâu dài để phát triển.

Đây là cơ hội chúng ta nhìn lại quá trình đổi mới, sắp xếp bộ máy trong một thời gian dài, để có một chủ thuyết cơ bản, xác lập bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Việc sáp nhập ắt sẽ khiến các bộ ngành, tỉnh thành giật mình vì đụng chạm trực tiếp đến lợi ích của họ. Vậy làm sao cho họ đồng thuận với chủ trương này để có thể đi vào thực tiễn?

Quan trọng nhất là về mặt nhận thức phải làm cho họ thấu tỏ, thuyết phục. Từ nhận thức mới điều chỉnh hành vi. Tư tưởng đã không thông thì đeo bình tông cũng thấy nặng, khi nhận thức đã rõ thì đồng thuận sẽ cao. 

Vấn đề đặt ra hiện nay là xây dựng một đề án cụ thể, TƯ đã chỉ rõ phương hướng rồi, nhiệm vụ của Chính phủ là trên cơ sở tổng kết, rà soát lại để phân loại, thiết lập các bộ chủ quản theo nhóm chia thành 3 khối: hành chính chính trị, hành chính công vụ và hành chính tư pháp.

Đơn vị hành chính cũng cần rà soát lại về quy mô dân số, tiềm năng phát triển, lợi thế chính trị, kinh tế, địa lý, tổ chức dân cư, có điều tra cơ bản để tính tới chuyện sáp nhập hoặc chia tách.

Mô hình quản lý đó phải phù hợp ưu thế vượt trội của từng vùng… Để làm sao các địa phương sáp nhập phải đồng dạng các tiêu chí tổ chức lại đơn vị hành chính hợp lý. Còn nếu chia cắt làm tăng bộ máy lên, chưa nói đến tình trạng cát cứ, cục bộ địa phương cần phải loại bỏ.

Kinh nghiệm từ sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội

Có nhiều ý kiến lo ngại khi sáp nhập các đơn vị hành chính lại quá rộng như ông nói thì việc quản lý không phải dễ và tạo nên khoảng cách giữa người dân và chính quyền?

Việc tổ chức đơn vị hành chính liên quan đến nhiều yếu tố, trong đó có vấn đề thông tin liên lạc. 

Bây giờ với tiến bộ của KHCN, chúng ta đang đi trong cuộc cách mạng 4.0, vấn đề là có đầu tư để tổ chức xã hội theo hướng hiện đại hơn, kết nối khu vực thông suốt.

Ông đánh giá những mặt được và chưa được khi sáp nhập Hà Tây về Hà Nội để rút ra bài học cho việc sắp xếp, sáp nhập bộ, tỉnh đang được bàn luận?

Việc sáp nhập Hà Tây về Hà Nội đã diễn ra gần 10 năm. Rất cần tổng kết đánh giá xem cái nào được, chưa được.

Theo tôi, cái được là mô hình quản lý tập trung, trên thực tế chưa thấy có bất lợi nào trong quản lý về mặt hành chính. Bởi không gian địa lý Hà Tây và Hà Nội rất thuận lợi. Tổ chức giao thông tương đối đồng bộ. Không gian phát triển của Hà Nội sau sáp nhập có dư địa hơn.

Nhưng có 2 yếu tố cần tính đến, đó là thích nghi về văn hoá giữa xứ Kinh kỳ HN và xứ Đoài Hà Tây, gần như tâm lý xã hội mà tôi gặp nhiều người nói rằng đấy là sự cưỡng bức, 10 năm rồi nhưng khó hoà nhập.

Thứ 2 là sự chênh lệch về hạ tầng giữa trung tâm và các khu vực ngoại thành, đặc biệt các huyện phía Tây Hà Tây cũ như Sơn Tây rất khó phát triển vì là đáy ở phía Tây, giao thương không thuận lợi hay khu vực giáp Hoà Bình cũng vậy. Tôi đi thực tế thấy bà con phàn nàn, tuy về Thủ đô nhưng chưa phát triển được.

Cần tổng kết đánh giá mô hình quản lý đã hợp lý chưa, thuận lợi khó khăn trong tổ chức hệ thống hành chính là gì; đánh giá thích nghi văn hoá... 

Từ đó mới thấy việc sáp nhập đã hợp lý chưa, tầm xa hơn có thích nghi được không để lấy kinh nghiệm tổ chức lại các đơn vị hành chính ở những địa bàn khác.

Nhập 6-8 bộ, giảm hàng chục tỉnh: Có cơ sở

Nhập 6-8 bộ, giảm hàng chục tỉnh: Có cơ sở

Việc hợp nhất bộ có nhiệm vụ, chức năng tương đồng và sáp nhập một số tỉnh có đủ điều kiện để giảm 3-4 bộ và hàng chục tỉnh là có cơ sở.

‘6-8 bộ, hàng chục tỉnh có thể sáp nhập với nhau’

‘6-8 bộ, hàng chục tỉnh có thể sáp nhập với nhau’

ĐB Phạm Văn Hoà, Đồng Tháp cho rằng, hiện nay có khoảng 6-8 bộ và nhiều tỉnh có thể sáp nhập với nhau.

Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay

Cải cách bộ máy: Mấy chục năm vẫn loay hoay

Mấy chục năm qua, chúng ta vẫn loay hoay với sắp xếp tổ chức bộ máy, nhập bộ này, tách bộ kia, bao nhiêu bộ là vừa.

Đề xuất hợp nhất một số bộ

Đề xuất hợp nhất một số bộ

Đoàn giám sát của QH đề nghị nghiên cứu hợp nhất một số bộ có chức năng, đối tượng và phạm vi lĩnh vực quản lý gần nhau.

Nồi cơm Thạch Sanh cũng khó bao nổi bộ máy cồng kềnh

Nồi cơm Thạch Sanh cũng khó bao nổi bộ máy cồng kềnh

Cái bánh ngân sách dù thành nồi cơm Thạch Sanh cũng khó bao bọc nổi nền hành chính cồng kềnh - Vụ trưởng Vụ Kinh tế lo lắng.

Quảng Ninh dò đá qua sông, chấp nhận vấp để tinh gọn bộ máy

Quảng Ninh dò đá qua sông, chấp nhận vấp để tinh gọn bộ máy

Đi trước như người dò đá qua sông, có thể bị vấp ngã, hy sinh vẫn phải làm, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Đỗ Thị Hoàng chia sẻ.

Thu Hằng