- Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông khẳng định: Luật Quy hoạch ra đời sẽ có bản quy hoạch tổng hợp mang tầm cỡ quốc gia, được làm theo phương pháp tích hợp, tránh chồng chéo trong quy hoạch hiện nay, và sẽ không một cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối cả.

Thảo luận về dự thảo luật Quy hoạch tại hội nghị ĐBQH chuyên trách chiều nay, hàng loạt các vấn đề còn băn khoăn được nhiều ý kiến nêu ra.

Đó là giữa quy hoạch tổng thể quốc gia với quy hoạch ngành thì cái nào trước cái nào sau; liệu có sự chồng chéo giữa quy hoạch ngành với quy hoạch tổng thể; khi có quy hoạch rồi thì thực hiện quản lý ra sao; nếu quy hoạch bị “băm nát” thì trách nhiệm thuộc về ai?...

Hai thách thức phải vượt qua

Theo ĐB Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc), dự thảo luật mới chỉ đề cập đến lập quy hoạch còn quản lý sau khi quy hoạch không đề cập.

“Có quy hoạch rồi vậy quản lý sau đó như thế nào, đây là vấn đề từ trước đến nay tương đối yếu. Vậy quản lý cái gì, trách nhiệm các cấp các ngành đến đâu, trong quản lý quy hoạch thì cần chỉ rõ. Ai là người lập nhiệm vụ quy hoạch, ai phê duyệt quy hoạch cần quan tâm cho thỏa đáng. Cần làm rõ điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn hay không. Nếu có điều chỉnh nhưng nội dung quy hoạch không thấy đề cập”, ĐB Tiến đặt hàng loạt câu hỏi.

ĐB Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) nêu băn khoăn, trong xác định nhiệm vụ thẩm định quy hoạch cơ quan nào tích hợp toàn bộ các quy hoạch chung?

“Luật giao cho các bộ hướng dẫn địa phương lập quy hoạch tỉnh, vậy các tỉnh khi làm quy hoạch phải xin hướng dẫn từng ấy bộ có liên quan là vấn đề khó, dẫn đến rối trong thực hiện”, ông Tùng lo ngại. 

{keywords}

ĐB Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng)

TS Phạm Sỹ Liêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, trong quy hoạch có phân công, phân cấp, nhiệm vụ và quyền hạn. Vậy trách nhiệm của việc phân công trách nhiệm ra sao?

“Lập ra quy hoạch không khả thi, tốn kém, ai chịu trách nhiệm?”, ông Liêm đặt vấn đề và cho rằng, hệ thống quy hoạch phải có thứ bậc để chống lại hỗn loạn chồng chéo, chủng loại và thứ bậc.

Nguyên Thứ trưởng cũng lưu ý khâu thẩm định là bắt buộc, khâu thẩm định gắn với phê duyệt. Ông cũng nêu băn khoăn: “Hội đồng thẩm định ký rồi nhưng khi quy hoạch không khả thi, hội đồng hay người ký chịu trách nhiệm?”.

GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT cho rằng luật Quy hoạch góp phần chuyển tư duy quy hoạch từ bao cấp sang thị trường. Có 2 thách thức cần vượt qua là tích hợp để có một kịch bản thống nhất, không có tình trạng quy hoạch chống quy hoạch nữa. Thứ hai, bản đồ mô tả sự phát triển đó phải là tốt nhất.

“Nếu không vượt qua được 2 thách thức này thì không thể có được kịch bản quy hoạch như mong muốn”, ông Võ nhấn mạnh.

Cái gì mang lại lợi ích tối đa cho quốc gia thì chọn

Chủ nhiệm UB Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng Việt Nam đã có chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia nhưng không có quy hoạch tổng thể quốc gia dẫn tới việc hoạch định phát triển không có sự cân đối chung, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Đây là nguyên nhân chính làm lãng phí hoặc phân tán nguồn lực, giảm năng lực cạnh tranh của quốc gia.

“Do vậy cần có quy hoạch tổng thể quốc gia để tạo lập không gian phát triển thống nhất. Đồng thời khắc phục mâu thuẫn giữa quy hoạch vùng và quy hoạch cấp tỉnh về không gian phát triển, về mục tiêu, công cụ chính sách, phân bổ nguồn lực, lựa chọn dự án, chương trình ưu tiên đầu tư. Qua đó góp phần tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, ĐB Thanh nói.

{keywords}

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông cho rằng, dự án luật này đưa ra cách tiếp cận mới, tránh chồng chéo, gây cản trở cho hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Điểm nổi bật nhất là có bản quy hoạch tổng hợp, được làm theo phương pháp tích hợp, tránh chồng chéo trong quy hoạch hiện nay khi quy định rất rõ trách nhiệm, quyền hạn của các bộ ngành.

“Cùng trên một mảnh đất, không gian lãnh thổ thì chỉ có quy hoạch này và không thể có quy hoạch khác”, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT nói.

Ông cho rằng với cách làm mới này, sẽ không một cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối cả. Tất cả đều tích hợp, ngồi cùng nhau để phân tích cái nào lợi, cái nào hại, cái gì mang lại lợi ích tối đa cho quốc gia thì chọn.

Tuy nhiên, ông Đông cũng bày tỏ sự đáng tiếc, bởi sau nhiều vòng làm việc, tiếp thu những ý kiến, tìm được tiếng nói chung, thì đến nay chỉ duy nhất Bộ Xây dựng vẫn chưa đồng thuận. 

Bộ trưởng KH&ĐT bất ngờ khi nghe ý kiến trái chiều

Bộ trưởng KH&ĐT bất ngờ khi nghe ý kiến trái chiều

Cứ đẽo cày giữa đường không bao giờ làm được. Tôi đi họp với tinh thần rất sảng khoái, không nghĩ nghe nói ngược thế này - Bộ trưởng KH&ĐT nói.

Đề xuất quy hoạch vùng trời để tránh tai nạn máy bay

Đề xuất quy hoạch vùng trời để tránh tai nạn máy bay

Phó tư lệnh Quân khu 2 đề xuất bổ sung quy hoạch cả vùng trời để tránh va chạm giữa máy bay quân sự với máy bay dân dụng.

Nguyên Phó chủ tịch HN: 'Lỗ hổng' quy hoạch nằm ở lợi ích

Nguyên Phó chủ tịch HN: 'Lỗ hổng' quy hoạch nằm ở lợi ích

"Quy hoạch của Hà Nội thì rất rành mạch, nhưng thực tế thực hiện thì lại khác. Tôi cho là 'lỗ hổng' nằm ở lợi ích"

 

Thu Hằng