- Dự thảo luật Hành chính công dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2019).

Chiều nay, Quốc hội đã biểu quyết thông qua nghị quyết chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018.

Về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 6 dự thảo luật.

Đáng chú ý, trong đó có dự án luật Hành chính công do ĐB Trần Thị Quốc Khánh - người trình sáng kiến dự thảo luật làm trưởng ban soạn thảo. Điều này được xem là một dấu ấn rất mới trong công tác lập pháp vì hầu hết các dự luật do Chính phủ trình và bộ trưởng làm trưởng ban soạn thảo.

{keywords}
Các đại biểu bấm nút thông qua nghị quyết. Ảnh: Minh Đạt

Từ sáng kiến lập pháp của nữ ĐB, cuối năm 2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có ý kiến chỉ đạo về đề nghị của ban soạn thảo dự thảo luật Hành chính công.

Cụ thể, Thủ tướng giao các bộ, cơ quan ngang bộ tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo, chuyên viên là thành viên ban soạn thảo, tổ biên tập dự án luật tiếp tục tham gia, hỗ trợ ban soạn thảo trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thảo luật Hành chính công.

Đồng thời phối hợp, hỗ trợ ban soạn thảo dự án luật trong việc tổng kết, đánh giá thực hiện chính sách, pháp luật về các vấn đề có liên quan thuộc nội dung của dự án luật theo quy định của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật...

Cũng tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ cho ý kiến về 9 dự án luật, trong đó có bộ luật Lao động (sửa đổi); luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Đất đai.

Tại kỳ họp cuối năm 2019, Quốc hội cho ý kiến về luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Thuế bảo vệ môi trường; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và luật Thanh niên (sửa đổi).

Ngoài ra, có 3 dự thảo luật được đưa ra khỏi chương trình năm 2018 là luật Dân số; luật Quản lý phát triển đô thị và luật Công an xã.

Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề cao trách nhiệm, thực hiện nghiêm quy định của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; không trình dự án, dự thảo không bảo đảm chất lượng; bảo đảm tính pháp lý, chính xác, đầy đủ của các tài liệu trong hồ sơ dự án, dự thảo. 

Muốn trình luật cũng phải dũng cảm

Muốn trình luật cũng phải dũng cảm

Đại biểu QH muốn đưa ra một đề xuất luật phải dũng cảm, quyết tâm. Quyền trình sáng kiến pháp luật đã có từ hơn 20 năm, song chưa trường hợp nào thực hiện thành công.

Phê bình các bộ trình luật như 'bản nháp'

Phê bình các bộ trình luật như 'bản nháp'

Chủ nhiệm VPCP nhắc lại ý kiến UB Thường vụ QH chính thức phê bình lãnh đạo một số bộ, ngành trình luật như bản nháp.

Trình luật không đạt sẽ bị đánh giá tín nhiệm

Trình luật không đạt sẽ bị đánh giá tín nhiệm

QH yêu cầu làm rõ trách nhiệm của những tổ chức, cá nhân không hoàn thành chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, coi đó là căn cứ để xem xét, đánh giá mức tín nhiệm.

Hương Quỳnh