Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng trình bày tờ trình; Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo thẩm tra dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hồ sơ dự án luật, nhất là đánh giá tác động về tổ chức biên chế, kinh phí ngân sách bảo đảm trang bị vũ khí, phương tiện...

{keywords}
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương

Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết ban hành luật. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị cần làm rõ 3 nội hàm “đặc thù”, “đặc biệt” và “tinh nhuệ” của lực lượng cảnh sát cơ động, để làm rõ vị trí, vai trò của lực lượng này so với các lực lượng khác trong Công an nhân dân. Từ đó làm nổi bật sự thuyết phục, cần thiết phải ban hành đạo luật riêng cho lực lượng này.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chỉnh sửa nội dung để thể hiện đúng vị trí, chức năng của cảnh sát cơ động là lực lượng đặc biệt, chỉ sử dụng khi thực sự cần thiết.

Đồng thời, Chính phủ cần làm rõ vai trò nòng cốt, sử dụng biện pháp vũ trang, vai trò chuyên trách trong bảo vệ an ninh quốc gia; làm rõ quy định cảnh sát cơ động thực hiện biện pháp vũ trang là chủ yếu để tránh chồng chéo lên chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng chuyên trách khác về bảo vệ an ninh quốc gia.

Tránh chồng chéo

Về nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát cơ động, Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với quy định trong dự thảo luật. Cạnh đó, các đại biểu đề nghị tiếp tục rà soát các nhiệm vụ cụ thể của cảnh sát cơ động để phù hợp với vị trí chức năng, tránh chồng chéo và thống nhất với các văn bản pháp luật có liên quan; quy định cụ thể hơn quyền hạn của cảnh sát cơ động nhất là các nội dung liên quan đến quyền con người, quyền công dân để bảo đảm chặt chẽ, phù hợp với pháp luật hiện hành.

Các đại biểu cũng đề nghị cần quy định rõ hơn về phạm vi hoạt động của cảnh sát cơ động vì nội dung này liên quan đến điều ước quốc tế, các thỏa thuận quốc tế và liên quan đến chức năng, quyền hạn, phạm vi hoạt động của các lực lượng khác đã được quy định ở các luật như Luật Cảnh sát biển, Luật Biên phòng, Luật Cảnh vệ...

{keywords}
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng trình bày tờ trình

Về trang bị, chính sách đối với cảnh sát cơ động và trách nhiệm của chính quyền các cấp, Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát thật kỹ để một mặt bảo đảm cho lực lượng này hoàn thành nhiệm vụ được giao, đồng thời phù hợp với thực tiễn, đúng với phạm vi, quyền hạn của chính quyền các cấp để bảo đảm tính khả thi...

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm tra, ý kiến của Thường vụ Quốc hội, báo cáo Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội.

Hồ sơ trình Quốc hội phải đầy đủ, bố cục sắp xếp chính xác, các nội dung quy định phải dễ hiểu, dễ làm, dễ thực hiện. Phó Chủ tịch Quốc hội giao Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội chủ trì thẩm tra dự án luật; Hội đồng Dân tộc, các ủy ban tham gia thẩm tra theo trách nhiệm.

Thu Hằng

Bộ Công an đưa vào sử dụng 11 nhà thi hành án tử hình tiêm thuốc độc

Bộ Công an đưa vào sử dụng 11 nhà thi hành án tử hình tiêm thuốc độc

Bộ Công an đã đưa vào sử dụng 11 nhà thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc và phân chia khu vực thi hành án tử hình thành 11 địa điểm theo vùng miền.