Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (WCSP5) tại CH Áo, thăm làm việc với Nghị viện châu Âu (EP), Vương quốc Bỉ và thăm chính thức CH Phần Lan từ ngày 5-11/9.

Các chuyến thăm và làm việc diễn ra theo lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Duarte Pacheco, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Áo Wolfgang Sobotka, Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) David Sassoli và Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Anu Vehvilainen.

Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới là hoạt động nghị viện đa phương cấp cao nhất, do IPU phối hợp với Liên hợp quốc tổ chức lần đầu tiên vào năm 2000, theo định kỳ 5 năm 1 lần.

Chương trình nghị sự là những nội dung bao trùm, có tính thời sự và cấp thiết trên toàn cầu. Hội nghị thể hiện cao nhất ý chí chính trị, cam kết hành động của những người đứng đầu các cơ quan lập pháp trên thế giới với Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế. Từ đó để cùng chung tay giải quyết các thách thức vì hòa bình, an ninh, phát triển bền vững, luật pháp quốc tế.

Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội thế giới luôn thu hút sự tham dự đông đảo của các Chủ tịch Quốc hội trên toàn thế giới, Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Chủ tịch, Tổng Thư ký IPU và lãnh đạo nhiều nước trên thế giới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ tham dự lễ khai mạc, tham dự và có bài phát biểu tại phiên thảo luận chung của hội nghị “Sự dẫn dắt nghị viện vì hợp tác đa hương hiệu quả hơn, nhằm mang lại hòa bình, phát triển bền vững cho người dân và trái đất”; tham dự và phát biểu trực tiếp tại một số phiên thảo luận chuyên đề khác.

Các chuyên đề được lựa chọn tại diễn đàn lần này là “Hướng tới một hiệp ước toàn cầu về bình đẳng giới”, “Giảm thiểu tác động của đại dịch Covid-19”, “Phục hồi sau đại dịch, chuyển đổi nền kinh tế để ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững”, “Cân bằng mối quan hệ giữa cởi mở, minh bạch và khả năng tiếp cận của nghị viện và vấn đề an ninh”, “Nghị viện và quản trị toàn cầu tăng cường vai trò của Nghị viện đối với hoạt động của Liên hợp quốc”.

Hội nghị cũng sẽ thông qua Tuyên bố cấp cao về chủ đề chung của Hội nghị lần này.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ có các hoạt động tiếp xúc song phương với Lãnh đạo IPU, một số Chủ tịch Nghị viện các nước tham dự Hội nghị; Chủ tịch Hội đồng quốc gia Áo, đại diện các tổ chức quốc tế, gặp gỡ các doanh nghiệp Áo đang có dự án hợp tác hoặc có tiềm năng hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực năng lượng, vật liệu xây dựng, viễn thông, công nghệ thông tin.

Bên cạnh đó, các thành viên chính chức trong đoàn cấp cao của Quốc hội là Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội và các Bộ trưởng sẽ có các cuộc gặp với các đối tác để cùng trao đổi các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương, ủng hộ việc phê chuẩn EVIPA.

Thành Nam

Ủy viên Bộ Chính trị được có bao nhiêu trợ lý, thư ký?

Ủy viên Bộ Chính trị được có bao nhiêu trợ lý, thư ký?

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 4 trợ lý. Thường trực Ban Bí thư có không quá 3 trợ lý. Ủy viên Bộ Chính trị được có không quá 2 trợ lý.