- Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn lại lời của ông Lý Quang Diệu về việc có trong tay nguồn lực nên đầu tư vào đâu trước: “Tôi sẽ đầu tư vào người biết làm ăn, người có khả năng làm giàu để kéo những người chưa biết làm ăn, người nghèo đi lên. Còn nguồn lực chia nhỏ ra thì tất cả nắm tay nhau cứ đi ngang, cùng nghèo”.

Thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết hiện TP.HCM thu ngân sách lớn nhất nước và tỉ lệ điều tiết về TƯ cũng lớn nhất nước. Tuy nhiên thời gian gần đây TP đang phát triển chậm lại.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Phạm Hải

“Đã đầu tàu kinh tế của cả nước, vùng động lực mà đi chậm thì cả toa sau đi chậm theo. Cho nên quy định cơ chế chính sách đặc thù phát triển TP.HCM không phải chỉ cho TP.HCM mà cho cả nước. Phải tiếp cận ở nhận thức như vậy, chúng ta mới thoát ra được”, Chủ tịch QH nhấn mạnh.

Không chốt đồng mua mắm, đồng mua tương

Về thực hiện thí điểm chính sách thuế tài sản, Chủ tịch QH cho biết, Hiến pháp quy định chỉ có QH ban hành sắc thuế mới nhưng giờ QH chưa có luật nên cho TP làm thí điểm.

“Ví dụ mua nhà bị đánh thuế nhà thứ 2 để điều tiết thu nhập xã hội, giảm chênh lệch giàu nghèo thì có cần thiết hay chưa. Thuế tài sản rất tiến bộ để điều tiết người có nhiều nhà, nhiều tài sản phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước nhưng phải QH quyết, không ai được quyền quyết. Bây giờ QH có đồng ý cho TP thí điểm làm trước cái này sau đó đánh giá sơ kết đưa vào xây dựng luật”, Chủ tịch QH giải thích.

Bà cũng bày tỏ tán thành với việc cho TP.HCM tăng một số thuế suất so với quy định như thuế bảo vệ môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, bà không đồng tình với việc Chính phủ đề nghị tăng tất cả thuế suất trừ thuế xuất nhập khẩu. Như vậy chưa hợp lý, làm mất cạnh tranh của TP.HCM.

Về dự toán ngân sách, Chủ tịch QH tán thành với việc sau khi QH giao tổng thu tổng chi, giao cho TP trong thẩm quyền được chi phân bổ cho các cấp, trừ những khoản QH đã chốt chi như chi giáo dục, KHCN.

“Chúng ta cứ chốt đồng này mua mắm, đồng kia mua tương, không ăn mắm nhưng cũng không mua tương được. Người muốn ăn mắm mà không ăn tương cũng không mua được. Nên phải thay đổi cơ chế giao quyền chủ động phù hợp với thực tế của địa phương”, bà ví von.

Đặc thù thì cho thêm chứ đừng lấy bớt

Nói về đề xuất của Chính phủ cắt 18.800 tỷ đồng chống ngập và 2 bệnh viện tuyến cuối của TP đã được QH giao khi cho TP được hưởng số thu thoái vốn DNNN để đầu tư cơ sở hạ tầng, Chủ tịch QH cho rằng: “Cho cái này lấy lại cái kia như vậy hẹp hòi quá”.

Theo bà, đã cho cơ chế đặc thù, tạo động lực, cho vượt trội thì cho thêm chứ đừng lấy bớt. “Tôi nói 18.800 tỷ này để TP có khi tạo nhiều cái 18.800 tỷ đồng để mang lợi về cho đất nước”, Chủ tịch QH nhấn mạnh.

Chủ tịch QH nêu lại lời của ông Lý Quang Diệu về việc nếu có trong tay nguồn lực nên đầu tư cho ai, vào chỗ nào trước.

“Tôi sẽ đầu tư vào chỗ động lực, người biết làm ăn, người có khả năng làm giàu để tạo ra lực lượng của cải vật chất và lấy cái đó làm đầu tàu kéo những người chưa biết làm ăn, người nghèo đi lên. Còn nguồn lực đó chia nhỏ ra thì tất cả nắm tay nhau cứ đi ngang, cùng nghèo và rất chậm để có người khá, người giàu”, Chủ tịch QH nói.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Phạm Hải

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, không phải quy định như vậy là "TP được quyền quyết tất cả".

Theo Bộ trưởng, trước khi tăng bất kỳ loại thuế nào, TP sẽ phải có đề án đánh giá cụ thể, sau đó trình Chính phủ rồi trình Thường vụ QH quyết định. 

"TP ô nhiễm, ngập lụt như thế thì nên cho phép tăng thêm một số khoản phí, lệ phí. Tinh thần là mở rộng cơ sở thu, đảm bảo hài hoà và phù hợp điều kiện thực tế", ông Dũng nói.

Lý giải về đề xuất cắt 18.800 tỷ đồng tiền TƯ giao TP để chống ngập, xây 2 bệnh viện tuyến cuối, Bộ trưởng Tài chính cho hay: "Khoản 18.800 tỷ đồng đã nằm trong cân đối ngân sách TƯ và yêu cầu của Bộ Chính trị là phải hài hoà cái chung, cái riêng và giữ được cân đối ngân sách quốc gia, nên Chính phủ đề xuất như vậy”.

Tăng lương để hút người tài

ĐB Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) tán thành với quy định cho phép TP.HCM quyết định thu nhập đối với đội ngũ cán bộ, công chức. Nếu thu nhập thấp thì những cán bộ, công chức giỏi có thể chuyển sang làm việc cho các DN ở khu vực tư nhân, do đó TP không thu hút được người tài.

Cùng ủng hộ chủ trương tăng thu nhập cho cán bộ, ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội) cho rằng đi kèm với đó, nên cho TP.HCM quy định về tuyển dụng cán bộ, thu hút nhân tài, không nên thi tuyển cứng nhắc như hiện nay.

Ông đề xuất giải pháp thí điểm cho cán bộ, công chức viên chức một số lĩnh vực có thể làm việc tại nhà mà không phải đến cơ quan. Nhiều lĩnh vực cán bộ công viên chức có thể chỉ đến cơ quan 1-2 ngày mỗi tuần. Khi đến cơ quan, chưa chắc hiệu quả làm việc đã cao hơn ở nhà.

Trong khi đó, người lao động khi ra đường kéo theo nhiều hệ lụy như gây ùn tắc giao thông, mất nhiều thời gian, chi phí điện nước…

Thủ tướng: Hà Nội phải là điển hình thu hút người tài, người giàu

Thủ tướng: Hà Nội phải là điển hình thu hút người tài, người giàu

Hà Nội phải là nơi điển hình thu hút người tài, người giàu, người dân có văn hóa, nghề nghiệp. Mọi người đều bình đẳng và có cơ hội phát triển

Tăng đại gia ít ‘đại ca’, đất nước mới giàu

Tăng đại gia ít ‘đại ca’, đất nước mới giàu

Ông cha ta nói “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”, nhưng lâu nay ta chỉ quan tâm “nhất phần điền”, sinh ra nhiều đại gia. Còn “tam sơn tứ hải” thì ít đại gia mà lắm "đại ca".

Thứ trưởng Nội vụ: Vào công chức để làm giàu dễ phạm tội

Thứ trưởng Nội vụ: Vào công chức để làm giàu dễ phạm tội

Công chức muốn làm giàu thì sang doanh nghiệp - Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn chia sẻ.

Đề xuất TP.HCM được quyết thu nhập tăng thêm cho công chức

Đề xuất TP.HCM được quyết thu nhập tăng thêm cho công chức

Chính phủ đề xuất cho HĐND TP.HCM được quyết định mức thu nhập bình quân tăng thêm cho công chức, mức lương phù hợp với chuyên gia

Trình Quốc hội cơ chế đột phá cho TP.HCM

Trình Quốc hội cơ chế đột phá cho TP.HCM

Dự kiến việc đề xuất cơ chế, chính sách riêng cho TP.HCM sẽ được trình QH ngay tại kỳ họp này.

Thu Hằng - Thuý Hạnh - Hồng Nhì