- Bộ trưởng KH&ĐT làm rõ một số vấn đề để đại biểu yên tâm 2017 sẽ đạt tăng trưởng GDP 6,7%.

Tiếp tục thảo luận về KTXH chiều nay, Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) Vũ Tiến Lộc cho rằng, dù Chính phủ thể hiện sự quyết tâm rất lớn trong thời gian qua những kết quả đến nay vẫn chưa đạt kỳ vọng.

Bên cạnh việc lo lắng kinh tế phụ thuộc vào vài DN nước ngoài lớn, ông Lộc cũng chỉ ra, thu - chi ngân sách nhà nước và nợ công vẫn chưa thay đổi so với trước, chi thường xuyên vẫn hơn 64%, nợ công sát trần 65% GDP, tốc độ giải ngân vốn đầu tư chậm... 

"Chi thường xuyên vẫn cao, nợ công cũng cao, tốc độ giải ngân chậm. Năm nào chúng ta cũng muốn tiêu nhiều tiền hơn năm trước thì với tư duy như vậy, bao giờ mới đưa về bảo đảm an toàn nợ công”, ông Lộc nói.

Chủ tịch VCCI đề nghị Chính phủ cần xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu cụ thể về cắt giảm biên chế, đồng thời quy trách nhiệm cụ thể cho từng lãnh đạo bộ, ngành, địa phương.

Giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng khẳng định, về mặt số liệu tin cậy, phương pháp thống kê có cơ sở, khách quan đã áp dụng nhiều năm nay. Quý 3 tăng trưởng 7,46%, quý 4 chỉ cần 7,31% là đạt tăng trưởng cả năm và thường tăng trưởng sẽ đạt mức cao nhất vào quý cuối năm.

{keywords}
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: Minh Đạt

Thừa nhận có sự tăng giảm đột ngột tăng trưởng giữa các quý trong năm, nhưng theo ông, tốc độ tăng trưởng này chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố mùa vụ như quý  1 đầu năm thường ảnh hưởng bởi Tết, lễ hội, kết thúc năm ngân sách... nên sẽ thấp hơn quý 4 của năm trước liền kề.

Bộ trưởng cũng bổ sung thêm số liệu tháng 10 và 10 tháng để đại biểu yên tâm sẽ đạt tăng trưởng GDP 2017 6,7%.

Theo Bộ trưởng, năm 2018 mục tiêu GDP tăng 6,5 - 6,7% là hợp lý nhưng cũng cần thận trọng trước nguy cơ bất ổn an ninh, chính trị, xu hướng bảo hộ các nước. Ngoài Samsung, một số dự án lớn như Formosa, Lọc hoá dầu Nghi Sơn, Cao su Đà Nẵng... đi vào sản xuất trong năm tới sẽ đóng góp vào tăng trưởng.

Cũng theo ông, mô hình kinh tế hiện nay chưa thể chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu trong thời gian ngắn. Nếu đặt mục tiêu quá cao, các ngành sẽ phải gắng gượng, ảnh hưởng tới năm sau.

Tranh luận lại, ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) cho rằng đang có tư tưởng cố tăng trưởng bằng mọi giá. Hiện tượng này nảy sinh từ cách đây 2 năm khi Việt Nam khai thác thêm tài nguyên để đảm bảo tăng trưởng và kéo dài sang năm nay.

{keywords}
ĐB Hoàng Quang Hàm. Ảnh: Minh Đạt

ĐB chỉ ra điểm yếu nữa của “sức khoẻ” tăng trưởng là chưa xuất phát từ động lực nền kinh tế.

"Samsung có vấn đề là tăng trưởng suy giảm ngay, vì thế phải có giải pháp tăng trưởng bền vững để nền kinh tế không chịu tổn thương từ tác động bên ngoài", ĐB Hàm nhấn mạnh.

Ông cho hay, điều này lý giải vì sao tăng trưởng quý 2 hụt hơi so với quý trước, không tăng trưởng được nữa. Và thực tế tăng trưởng quý 4 vẫn đang trông vào giải pháp ngắn hạn khi tăng trưởng tín dụng được "kích" từ 12 lên 21%.

Ông lớn 'hắt hơi sổ mũi' là ngân sách có vấn đề

Ông lớn 'hắt hơi sổ mũi' là ngân sách có vấn đề

Nền kinh tế còn dựa nhiều vào DN FDI khiến cho tình hình thu ngân sách nhiều phen có vấn đề khi ông lớn “hắt hơi, sổ mũi”.

Cơ cấu lại ngân sách: Con đường thoát hiểm gần như duy nhất

Cơ cấu lại ngân sách: Con đường thoát hiểm gần như duy nhất

Vấn đề thâm hụt ngân sách triền miên sẽ luôn là tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn vĩ mô với vòng xoáy lạm phát, lãi suất, tỷ giá tiếp tục vay để trả nợ và bù đắp thâm hụt.

Phó bí thư Yên Bái: Hạn chế lòng tham sẽ giảm chi ngân sách

Phó bí thư Yên Bái: Hạn chế lòng tham sẽ giảm chi ngân sách

Hạn chế chủ nghĩa cá nhân và lòng tham, chắc chắn sẽ giảm được chi ngân sách - Phó bí thư Tỉnh ủy Yên Bái tha thiết.

Việt Nam thất thu 170 tỷ USD mỗi năm

Việt Nam thất thu 170 tỷ USD mỗi năm

ĐB Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) đánh giá sự đóng góp của khối FDI đáng ghi nhận, nhưng sau những “cơn địa chấn thu hút FDI” đang là nỗi lo.

Hương Quỳnh