- Đúng dịp kỷ niệm 140 năm thành lập, huyện Đông Anh, quê hương của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, vinh dự được nhận huân chương Lao động hạng nhì. 

Một diện mạo mới như được lột xác hoàn toàn, chiếc áo cũ kỹ được cởi bỏ để thay bằng một chiếc áo mới. Điện - đường - trường - trạm, diện mạo đô thị hóa đang dần thay thế những vùng thuần nông của Đông Anh - “huyện nông thôn mới (NTM)” thứ 3 của thủ đô Hà Nội.

{keywords}
Diện mạo mới của huyện ngoại thành 140 năm tuổi 

Sau 5 năm xây dựng NTM, huyện Đông Anh đã có sự chuyển mình rõ nét....

Theo Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Phạm Văn Châm, toàn huyện còn khoảng 9.100ha đất nông nghiệp (chiếm 50% tổng diện tích) nhưng chỉ có gần 2.000ha tập trung ở 6 xã miền Đông của huyện được quy hoạch để sản xuất nông nghiệp ổn định.

Huyện đã tập trung chỉ đạo dồn điền đổi thửa, hình thành một số vùng sản xuất tập trung, chuyên canh quy mô lớn, có giá trị kinh tế cao với diện tích chuyển đổi đạt 1.283ha.

Các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung được hình thành như vùng sản xuất rau an toàn ở các xã Vân Nội, Tiên Dương, Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên Khê, Cổ Loa, Tàm Xá…

{keywords}
Đô thị hóa đã về tới từng thôn xóm

Trong lĩnh vực chăn nuôi, trên địa bàn huyện đã có 230 trang trại được phê duyệt, trong đó 60 trang trại hoạt động hiệu quả với tổng đàn lợn hơn 68.000 con, đàn gia cầm, thủy cầm trên 2,1 triệu con. Giá trị sản xuất/ha canh tác đạt 110 triệu đồng/năm (năm 2011) đã tăng lên 245 triệu đồng/ha/năm.

Với lợi thế của huyện ven đô có tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều cụm, điểm công nghiệp nằm trên địa bàn chính là cơ hội để nhân dân trong huyện Đông Anh chuyển dịch cơ cấu lao động, tìm kiếm nhiều cơ hội việc làm và có thu nhập cao.

Nếu như năm 2011, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 25 triệu đồng/người/năm, thì đến nay đã tăng lên 43 triệu đồng/người/năm.

Trung tâm tài chính thủ đô

Một trong những động lực quan trọng đối với Đông Anh trong phát triển kinh tế, xã hội thời kỳ tới, đó là quy hoạch phát triển trung tâm tài chính thủ đô và các phân khu đô thị.

Trước đó, UBND TP Hà Nội đã công bố đồ án quy hoạch chia tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài thành 3 đoạn (trải dài từ sân bay Nội Bài đến đê tả Hồng giao với cầu Nhật Tân) với tổng chiều dài hơn 11 km, thuộc một phần ranh giới hành chính của 9 xã, thị trấn của huyện Đông Anh và 3 xã của huyện Sóc Sơn.

Trọng tâm khu vực là tháp tài chính thương mại Phương Trạch với chiều cao dự kiến tối đa khoảng 108 tầng....

{keywords}
Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Phạm Văn Châm

Chủ tịch UBND huyện Đông Anh Phạm Văn Châm tin tưởng, đồ án này là tiền đề cho việc phát triển đô thị đồng bộ tại khu vực Bắc sông Hồng. Đây cũng là cơ sở để xác định các dự án, kêu gọi các nhà đầu tư cùng tham gia, góp phần tạo dựng khu vực đô thị mới Bắc sông Hồng, hình ảnh của thủ đô hiện đại trong tương lai.

Ông Châm cho biết: 3/4 diện tích của Đông Anh nằm trong vùng phát triển đô thị trung tâm của Thủ đô phía Bắc sông Hồng, đặc biệt là trục Nhật Tân - Nội Bài (hiện được đặt tên là đường Võ Nguyên Giáp).

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, UBND TP Hà Nội đã lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 để phát triển một đô thị hiện đại, đô thị thông minh dọc tuyến đường này, tạo ra khu đô thị kết nối cửa ngõ Thủ đô với các tỉnh thành trong cả nước và bạn bè Quốc tế. 

BCH Đảng bộ TP đã có nghị quyết về xác định quyết tâm chính trị sẽ phấn đấu trong vòng chậm nhất 2 khóa cấp ủy để xây dựng đô thị này. Như vậy, sẽ tạo ra một động lực đột phá cho Đông Anh, nhất là phát triển đô thị.

...

2.642 tỷ đồng cho nông thôn mới

Trong 5 năm, Đông Anh đã huy động 2.642 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước, nguồn xã hội hóa, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp cho chương trình xây dựng NTM. Từ đây, huyện đã đầu tư hàng nghìn km đường giao thông liên xã, liên thôn và đường ngõ xóm, giao thông nội đồng. 

Tổng kinh phí dành cho xây dựng các tuyến đường giao thông 1.194 tỷ đồng.

Kiên Trung