- Chiều nay, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc, cho ý kiến về việc xây dựng đề án phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Không tô hồng

Đề án do Tổng cục Du lịch (Bộ VH-TT-DL) soạn thảo, đã từng được lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương góp ý cách đây gần 2 tháng.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, chất lượng của đề án lần này đã được tăng lên nhiều, đây là cơ hội có một không hai cho ngành du lịch có đề án trình Bộ Chính trị.

{keywords}

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì buổi làm việc

Phó Thủ tướng cũng nêu rõ quan điểm “phải nhìn thẳng vào thực trạng ngành du lịch, không tô hồng”.

Góp ý cho dự thảo, Phó trưởng Ban Kinh tế TƯ Ngô Đông Hải cho hay, khi xác định thành ngành tổng hợp thì cần có quy hoạch định hướng. 

Tại hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch hôm 9/8, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ ra 7 nỗi sợ của khách du lịch: cướp giật, trộm cắp, kẹt xe, tai nạn giao thông, thái độ phục vụ khách, nhà vệ sinh mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường.

“Địa phương nào cũng muốn phát triển du lịch. Nhưng nếu cứ dàn trải, ở đâu cũng đòi là điểm đến thì không thúc đẩy phát triển chung được", ông Hải nêu.

Cụ thể hơn, ông Vũ Quang Minh, đại diện Bộ Ngoại giao chia sẻ lý do khách đến Việt Nam nhưng lại "một đi không trở lại" vì vệ sinh môi trường.

"Họ thấy kinh hoàng về vệ sinh, tôi cảm thấy mình tụt hậu so với nhiều nước bên cạnh" ông Minh bày tỏ.

Đồng quan điểm, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Huỳnh Văn Tí nhận xét, môi trường là vấn đề nhức nhối. Ông lấy ví dụ như việc xây dựng tiêu chuẩn trong khách sạn phải sạch sẽ, khách sạn không xanh, không hợp lý thì không thu hút được khách du lịch.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chia sẻ: “Đây là nỗi bức xúc chung của tất cả chúng ta, không cần phải đao to búa lớn gì, trước mắt chỉ cần tập trung giữ vệ sinh thật tốt cũng kéo được khách du lịch đến”.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đặt ra các yêu cầu khi đề án được hoàn thiện và thực hiện, phải giải quyết được các bất cập hiện nay của du lịch.

{keywords}

Đó là tạo thuận lợi hơn khi cấp visa, tiến tới cấp visa điện tử và hạ phí cấp visa; đáp ứng được nhu cầu chính đáng của các nhà đầu tư vào ngành du lịch (đất đai, thuế, giá điện, giá nước,…); nâng mức phí du lịch để đáp ứng nhu cầu bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa - du lịch; xóa bỏ được 7 nỗi sợ của khách du lịch khi tới Việt Nam.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, đề án phải đặt ra kế hoạch, giải pháp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của du lịch Việt Nam, kể cả nguồn nhân lực quản lý du lịch từ cấp cao đến cấp thấp “đều thiếu và yếu”.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận xét, đề án chưa thể hiện rõ được các nguồn lực về thể chế, chính sách, tài chính, các giá trị văn hóa - tinh thần để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Ông đề nghị cơ quan soạn thảo nhận thức rõ sự yếu kém của du lịch Việt Nam và khẳng định phải nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy phát triển du lịch là tiên quyết.

“Phải hành xử với du lịch như một ngành kinh tế, tuân theo các quy luật phổ quát của nền kinh tế thị trường, có thể chế, chính sách vượt trội thì mới thành mũi nhọn. Nếu các bộ, ngành nói chính sách vướng cho quản lý thì sẽ 'tắc'”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ VH-TT-DL nghiên cứu thực hiện tái cơ cấu ngành du lịch trong giai đoạn 2016- 2020 có tầm nhìn tới năm 2030 dựa trên 3 trọng điểm là: Hạ tầng, xác định loại hình du lịch và sản phẩm du lịch, hoàn thiện thể chế chính sách phát triển du lịch.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nêu chủ trương tỉnh, TP nào có thế mạnh về du lịch sẽ thành lập Sở Du lịch trên cơ sở không tăng biên chế và chịu sự quản lý, giám sát của một phó chủ tịch tỉnh phụ trách lĩnh vực kinh tế.

Hồng Nhì