- Trong ngày vía Thần Tài, tuyến đường Tân Kỳ Tân Quý (Q. Tân Phú, TPHCM) trở nên nhộn nhịp người bán, kẻ mua cá lóc làm lễ vật cúng cầu làm ăn thuận lợi, phát triển...

{keywords}
Theo tục lệ lâu đời, cứ đến ngày mồng 10 tháng Giêng âm lịch những gia đình có thờ Thần Tài sẽ đi mua lễ vật cúng để cầu làm ăn thuận lợi, phát triển, “mua may, bán đắt”. Ngoài những lễ vật như: thịt heo quay, gà quay, vàng mã thì lễ vật không thể thiếu là cá lóc nướng.
{keywords}
“Con đường cá lóc nướng” Tân Kỳ Tân Qúy (quận Tân Phú, TP.HCM) rất sôi động, nhộn nhịp bởi người bán, người mua.
{keywords}
Cá lóc được nướng, bày trí rất bắt mắt để chờ đón khách đến mua
{keywords}

{keywords}
Theo những người bán , cá lóc nướng được chọn kỹ từng con và phải đều nhau. Trước khi nướng cá được mang đi rửa sạch nhớt và không đánh vẩy, không mổ bụng, không ướp gia vị và còn đầy đủ đuôi vây.

{keywords}
Chị Nguyễn Thị Phương nhà quận Tân Bình cho biết: “Hàng năm cứ đến ngày 10 tháng Giêng tôi lại chạy xe đến đường Tân Kỳ Tân Qúy để mua cá lóc nướng về cúng vía Thần Tài với hy vọng công việc làm ăn năm nay sẽ tiến triển hơn. Sở dĩ tôi chọn mua cá lóc nướng ở đây vì cá nướng thơm, chín đều, giá cũng vừa phải”. Chị Sương nói.
{keywords}
Anh Tuấn, một người bán cá lóc nướng cho biết: ngày vía Thần Tài, gia đình bán được khoảng 400 con cá lóc nướng. Cá liên tục được xếp lên vỉ để đáp ứng nhu cầu của người dân. Do người tới mua đông nên gia đình anh phải huy động 5 thành viên tới nướng và bán cá. Trung bình mỗi con cá lóc nướng bán giá từ 100.000đ-150.000đ tùy theo trọng lượng.
{keywords}

{keywords}
Những con cá lóc được gói trong giấy bạc để giữ độ nóng.
{keywords}

{keywords}
Ngoài cá lóc nướng, trên mâm lễ còn có sự hiện diện của thịt heo quay, gà vịt và đặc biệt đồ cúng như bánh phát tài, giấy vàng mã… Vì vậy, những ngày này, từ các tiệm tạp hóa đến chợ hay đều kiêm bán thêm “lễ vật” cúng vía Thần Tài.
Như Sỹ