- Lương tối thiểu tăng suốt 20 năm nay nhưng tiền lương chưa thể đóng vai trò đòn bẩy kinh tế bởi ngân sách đang phải "gánh" quá nhiều đối tượng - Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi S Lợi đánh giá.

>> Toàn cảnh: Tôi muốn sống bằng lương

UB Tài chính - Ngân sách của Quốc hội sáng nay tổ chức tọa đàm về các vấn đề tài chính ngân sách những tháng đầu năm và định hướng giai đoạn tới.

Trả lương đúng đối tượng

Một trong những nội dung được thảo luận tại phiên họp là nguồn lực dành cho cải cách tiền lương, nhất là trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.

{keywords}
Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi S Lợi. nh: Lê Anh Dũng

Ông Bùi S Lợi cho hay, tiền lương tối thiểu đã tăng suốt 20 năm nay. Hễ chỉ số giá tiêu dùng tăng lên là lương cũng được điều chỉnh. Tuy nhiên, chất lượng đời sống thực lại không hề tăng. Do đó, tiền lương chưa thể đóng vai trò đòn bẩy kinh tế. "Giống như người bệnh cần uống 10 thang thuốc mới khỏi bệnh, nhưng chỉ đủ tiền bốc 7 thang, như vậy không thể vực dậy được", ông Lợi so sánh.

Một trong những lý do được ông Lợi chỉ ra, đó là ngân sách đang phải "gánh" quá nhiều đối tượng.

Ông Lợi đề xuất, để có cơ sở trả lương đúng cho đối tượng công chức, cần tách bạch các khoản chi cho chính sách xã hội ra khỏi chi cho tiền lương. Sắp xếp lại bộ máy, xác định lại những người đúng là công chức để trả lương cho đúng đối tượng. 

Và điều quan trọng là trả lương phải theo vị trí việc làm để khắc phục tình trạng bất hợp lý như lâu nay. Bởi theo ông Lợi, nhìn ngay trong đội ngũ thường trực của các ủy ban QH đã thấy một số bất cập. Chẳng hạn, có những ĐBQH đảm đương công việc phó chủ nhiệm các ủy ban nhiều năm nhưng tiền lương còn thua cả những ủy viên thường trực mới trúng cử. Đơn giản bởi khi trúng cử QH, các vị này vốn đang nắm giữ trọng trách cao ở địa phương nên khi về QH mọi chế độ lương bổng vẫn giữ nguyên như cũ.

Ông Bakhodir Burkhanov (Phó GĐ quốc gia Chương trình Phát triển LHQ tại VN) bình luận, trong cơ cấu đối tượng trả lương, các thành phần chính sách đang chiếm tỷ trọng lớn bởi đây cũng là nét đặc thù của chế độ xã hội ở VN. Do đó, muốn cải cách lương phải đi song song với cải cách hệ thống bảo trợ.

Điều chỉnh giảm thuế

Ngoài cải cách lương, các  đại biểu cũng phác thảo nhiều nét thách thức đối với kinh tế vĩ mô và chính sách tài chính năm nay.

TS Sanjay Kalra, đại diện thường trú Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam phân tích, bức tranh tổng thể về thu chi ngân sách năm 2013 khá tương đồng với năm 2012, với khoản thâm hụt ngân sách ước khoảng 4% GDP, dưới mức trần đã được QH thông qua (4,8%).

Rủi ro khủng hoảng nợ công là thấp, song việc đẩy mạnh tiến trình cải cách kinh tế chắc chắn sẽ cần có những khoản chi phí không nhỏ. Chẳng hạn chi phí để mua lại các ngân hàng yếu kém, chi trả cho người lao động mất việc, chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ bảo lãnh nay không có khả năng thanh toán... Chi phí này chưa được dự phòng trong cân đối ngân sách.

Còn theo thống kê của ông Nguyễn Minh Tân, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính - Ngân sách (Văn phòng QH), trong 4 tháng đầu năm nay, tăng trưởng GDP cao hơn cùng kỳ năm 2012; trong khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp hơn. Gần 60% doanh nghiệp ngừng hoạt động năm 2012 đã quay trở lại hoạt động.

Tuy nhiên, số thu ngân sách nhà nước 4 tháng đầu năm chỉ bằng 29,9% dự toán, với số thu nội địa và số thu hải quan đều giảm; báo hiệu một năm khó khăn trong thực hiện kế hoạch thu. Trước khả năng hụt thu ngân sách nhà nước, cơ quan chức năng cần quán triệt yêu cầu triệt để tiết kiệm, không ban hành chế độ chính sách mới làm tăng chi; hạn chế việc cho chuyển nguồn vốn đầu tư và hạn chế tối đa chuyển nguồn các nhiệm vụ chi thường xuyên khác...

Việc hoàn thiện chính sách, sớm thực thi giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống mức chung 23%; điều chỉnh thuế giá trị gia tăng có thể làm giảm nguồn thu trước mắt, nhưng sẽ giúp gia tăng nguồn thu một cách bền vững trong trung hạn.

Lê Nhung