Theo đó, kể từ 0h ngày 13/9 UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cho phép một số hoạt động, dịch vụ được hoạt động, nhưng phải thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Cụ thể, các khu, điểm du lịch, danh thắng được phép mở cửa trở lại nhưng chỉ được phép hoạt động không quá 50% công suất (chỉ đón khách trong tỉnh).

Phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp Test nhanh kháng nguyên hoặc Realtime-RT-PCR định kỳ 14 ngày/1 lần đối với người trực tiếp hướng dẫn khách đến tham quan và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định.

Các sân golf, sân tập golf được phép hoạt động trở lại, nhưng chỉ được phép phục vụ không quá 50% công suất và không đón khách ngoài tỉnh, không cung cấp dịch vụ ăn uống tập trung, xông hơi, massage.

{keywords}
Lực lượng chức năng kiểm soát người và phương tiện vào tỉnh 

Phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ 14 ngày/1 lần đối với người trực tiếp phục vụ khách và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định.

Đối với khách đến chơi golf phải được lập danh sách, khai báo y tế. Nhà hàng ăn, uống được phép hoạt động trở lại nhưng không phục vụ đồ uống có cồn, không quá 50% công suất chỗ ngồi và không quá 20 người/1 phòng, đóng cửa trước 22h hàng ngày.

Phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ 14 ngày/1 lần đối với đầu bếp, người trực tiếp phục vụ khách và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định. Quy định áp dụng tương tự với các cơ sở kinh doanh dịch vụ luyện tập thể dục, thể thao trong nhà.

Xe buýt, taxi, xe hợp đồng và xe khách nội tỉnh hoạt động trong nội tỉnh và chỉ được phép sử dụng không quá 50% số ghế ngồi và phải có sổ ghi chép lịch trình của hành khách. Lái xe, phụ xe phải thực hiện xét nghiệm định kỳ 7 ngày/1 lần. Chủ doanh nghiệp chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật nếu để lái xe vi phạm quy định.

Dịch vụ chưa được mở cửa 

Các cơ sở lưu trú được phép mở cửa nhưng không được cung cấp dịch vụ karaoke, massage. .

Dịch vụ Spa - chăm sóc sắc đẹp, gội đầu, chăm sóc sức khỏe được phép mở cửa trở lại nhưng không được phép hoạt động quá 50% công suất. Phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ 14 ngày/1 lần đối với người trực tiếp chăm sóc, phục vụ khách hàng và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định.

{keywords}
 

Riêng đối với các loại hình kinh doanh dịch vụ như: karaoke, Massage, quán Internet, trò chơi điện tử; các vũ trường, bể bơi, quán Bar, các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, chiếu phim, giải đấu thể thao, các hoạt động sự kiện tập trung đông người, các quán rượu, bia phục vụ uống tại chỗ… tiếp tục tạm dừng hoạt động cho đến khi có thông báo mới.

Đối với người ở các tỉnh, thành phố, khu vực đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị số 16, yêu cầu không được di chuyển ra khỏi tỉnh, thành phố, khu vực đang thực hiện giãn cách. Trường hợp không tuân thủ thực hiện vẫn về tỉnh, thì khi về tỉnh phải thực hiện cách ly y tế tập trung và xét nghiệm như đối với trường hợp F1.

Quy định với người đến/về từ vùng có dịch 

Người dân đến/về từ các khu vực có dịch khác, yêu cầu trước khi vào tỉnh phải có xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 âm tính trong vòng 72 giờ.

Đối với người tiêm đủ liều vắc xin phòng Covid-19, hoặc được công bố khỏi bệnh theo quy định: Thực hiện theo dõi sức khỏe tại nhà/nơi lưu trú 7 ngày kể từ ngày về/đến địa phương, luôn thực hiện 5K và tổ chức xét nghiệm 2 lần vào ngày thứ 1, 7 trường hợp cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2 thì xử lý theo quy định.

Người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng Covid-19: Thực hiện cách ly tại nhà/nơi lưu trú 14 ngày kể từ ngày về địa phương, thực hiện xét nghiệm 3 lần vào ngày thứ 1, thứ 7, thứ 14; kết thúc thời gian cách ly y tế tại nhà tiếp tục tự theo dõi sức khỏe 14 ngày.

Từ Vĩnh Phúc xuống Hà Nội chữa bệnh, cần những giấy tờ gì?

Từ Vĩnh Phúc xuống Hà Nội chữa bệnh, cần những giấy tờ gì?

Độc giả tại Vĩnh Phúc gửi đến VietNamNet thắc mắc muốn được hướng dẫn về các loại giấy tờ, thủ tục để vào Hà Nội chữa bệnh và khi trở về cần chấp hành quy định cách ly thế nào?

Nhị Tiến 

>>> Cập nhật tình hình Covid-19