Sáng nay, Thành ủy Hà Nội tổ chức hội nghị giao ban với các quận, huyện về công tác quản lý nhà nước đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn TP.

Liên quan đến câu chuyện PCCC, theo Trung tướng Đoàn Duy Khương - GĐ Công an TP Hà Nội, việc khắc phục tồn tại về PCCC với các công trình đưa vào sử dụng trước 2001 (trước khi luật PCCC có hiệu lực) gặp rất nhiều khó khăn vì phải bổ sung thêm thang thoát nạn, trang bị bổ sung hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động...

{keywords}
GĐ Công an TP Hà Nội Đoàn Duy Khương

Trong khi đó, mức xử phạt hành chính thấp như thi công công trình khi chưa được thẩm duyệt thiết kế về PCCC phạt từ 15-25 triệu; đưa công trình vào hoạt động khi chưa được nghiệm thu PCCC phạt từ 30-50 triệu.

“Mức tiền phạt trên so với mức đầu tư và lợi nhuận từ việc đầu tư xây dựng công trình là rất nhỏ, dẫn đến trường hợp nhiều đơn vị, chủ đầu tư chấp nhận xử phạt và tiếp tục vi phạm mà chưa có chế tài biện pháp xử lý dứt điểm”, ông Khương nói.

Trung tướng Đoàn Duy Khương cũng cho hay, quy định hiện hành còn có những sơ hở nên các bên (chủ đầu tư, ban quản trị, đơn vị quản lý vận hành) vẫn đùn đẩy, né trách nhiệm trong công tác PCCC.

Lãnh đạo Công an TP cho rằng, cần nghiên cứu quy trình cưỡng chế với chủ đầu tư công trình còn nhiều vi phạm về PCCC, cố tình chây ỳ không chấp hành; chuyển hồ sơ các công trình vi phạm cho cơ quan cảnh sát điều tra để xem xét xử lý theo quy  định của pháp luật…

Bí thư Thành uỷ Hoàng Trung Hải thì cho hay: “Chúng ta đã có 3, 4 phiên HĐND TP giám sát, chất vấn vấn đề PCCC và đến giờ vẫn nóng, vẫn chưa yên tâm".

Theo ông, nhiều dự án cho người dân vào tạo ra sự đã rồi, cuối cùng là chúng ta phải chạy theo đuôi xử lý.

'Thấy nguy cơ, trách nhiệm thì phải vào cuộc'

Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Trọng Đông thông tin, TP cơ bản đáp ứng được nhu cầu của người dân. Với các dự án phát triển nhà ở đã cấp được 203.319 giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất (đạt 91,34%). Với chung cư tái định cư đã cấp được 13.668 giấy chứng nhận, đạt trên 97%.

Tuy nhiên, theo ông Đông, việc giao đất với các dự án nhà ở, nhà chung cư chỉ có thời hạn 50 năm, trong khi quy định cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở với người dân mua nhà chung cư là lâu dài.

“Nhà chung cư có thời hạn, niên hạn sử dụng chứ không phải vĩnh viễn. Như vậy, khi các tòa nhà chung cư xuống cấp cần xây dựng lại rất bất cập”, ông Đông nói.

Ông cũng đề nghị sửa đổi luật Đất đai liên quan đến vấn đề này cho phù hợp với thực tiễn.

Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải cho rằng, việc quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư là câu chuyện “xưa như trái đất”. Nhưng thời gian gần đây, xuất hiện nhiều vấn đề vướng mắc, phức tạp cần giải quyết, được dư luận xã hội rất quan tâm.

{keywords}
Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải

Theo ông, để thực hiện mục tiêu giải quyết chính sách nhà ở cho người dân thì phải chú trọng đầu tư, xây dựng nhà chung cư vì “đất chật, người đông”. Vì vậy, những năm qua, TP Hà Nội rất tích cực đầu tư phát triển nhà ở.

Cụ thể, diện tích nhà ở bình quân của Hà Nội đã đạt được 26,1m2/người (trong khi mục tiêu định hướng phát triển nhà ở của cả nước phấn đấu đến năm 2020 là 20m2/người); số người dân ở nhà chung cư đã đạt 13,5% dân số.

“Ngày xưa, cứ mùa hè dân phố cổ mắc màn ra vỉa hè nằm, trong đó có tôi. Nhắc lại câu chuyện này để thấy về nhà ở hiện nay chúng ta đã giải quyết rất tốt”, ông Hải nhấn mạnh.

Lãnh đạo Thành uỷ cho hay, đã thấy vấn đề, trách nhiệm và nguy cơ rồi thì đơn vị phải cùng vào cuộc để làm sao phát triển được nhà ở, đồng thời duy trì được môi trường hết sức lành mạnh cho người dân sinh sống.

“Tôi đánh giá rất cao các bí thư, chủ tịch quận, huyện, thị xã vừa qua nắm rất chắc vấn đề; rất có trách nhiệm trong giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà chung cư; trực tiếp tham gia giải quyết, đối thoại với người dân, gặp chủ đầu tư, ban quản trị để giải quyết từng vấn đề đặt ra ở địa phương mình”, ông Hải nhấn mạnh.

Theo ông, vừa rồi kiểm điểm lại thấy rất nhiều lỗ hổng trong quá trình quản lý, bây giờ phải từng bước khắc phục.

TP cũng đã thực hiện được là kiên quyết xử lý, những chủ đầu tư vi phạm trong quá trình xây dựng nhà chung cư thì không cấp chủ trương đầu tư dự án mới.

Ông đề nghị UBND TP rà soát báo cáo HĐND, Thường vụ Thành uỷ vấn đề trên, tránh việc “chủ trương nói ầm ầm, nghị quyết đóng dấu ầm ầm, dưới vẫn cấp chủ trương đầu tư”.

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội tự nhảy từ tầng 27, không bị sát hại

Phó giám đốc Sở Nông nghiệp Hà Nội tự nhảy từ tầng 27, không bị sát hại

Cơ quan điều tra bước đầu xác định ông Phạm Văn Khương - Phó giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội rơi từ tầng 27 xuống đất tử vong là do tự nhảy lầu, không bị sát hại.

Hương Quỳnh