- Trong nhiệm kỳ 5 năm của Tổng bí thư Ban chấp hành TƯ khóa 11 Nguyễn Phú Trọng, có nhiều điểm mới, dấu mốc quan trọng của Đảng.

1. Công tác chỉnh đốn Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đề ra Nghị quyết Trung ương 4 với phong trào "Phê bình và tự phê bình":

Ngày 16/1/2012, thay mặt Ban chấp hành TƯ Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành TƯ Đảng khóa 11. Trong đó nêu một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay.

{keywords}
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VGP

Liên quan cán bộ, Đảng nhận định một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...

Theo đó, Đảng nêu cao tinh thần kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng.

Để thực hiện, một cuộc tổng kiểm điểm toàn diện trong Đảng diễn ra trong suốt năm 2012.

Xem clip Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại hội nghị Trung ương 6 khóa 11, trong đó có nêu kết quả kiểm điểm, tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư: 

Từ Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban chấp hành TƯ, các vị ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên TƯ cho đến các ủy viên ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc TƯ, lãnh đạo các ban của TƯ Đảng, ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy và cấp ủy các cấp đã tiến hành cuộc "tự kiểm điểm".

Xem thêm:

2. Bầu bổ sung giữa kỳ nhân sự Bộ Chính trị:

Tại hội nghị TƯ lần thứ 7, Ban chấp hành TƯ khóa 11 đã bầu bổ sung vào Bộ Chính trị khóa 11 ông Nguyễn Thiện Nhân, ủy viên TƯ Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư TƯ Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; bầu bổ sung ông Trần Quốc Vượng, ủy viên TƯ Đảng, Chánh Văn phòng TƯ Đảng, vào Ban Bí thư TƯ Đảng khóa 11.

Sau khi bầu bổ sung các nhân sự, Bộ Chính trị khóa 11 có tất cả 16 ủy viên; Ban Bí thư có 11 ủy viên.

3. Lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm 16 ủy viên Bộ Chính trị:

Tại hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành TƯ Đảng khóa 11, lần đầu tiên Bộ Chính trị tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của Ban chấp hành TƯ đối với các vị ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhằm thăm dò tín nhiệm.

Xem thêm:

4. Chống tham nhũng theo mô hình mới:

Trong nỗ lực chống tham nhũng, sau hội nghị TƯ 5 khóa 11, thay mặt Ban chấp hành TƯ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký một văn bản được coi là cơ sở để Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng chuyển sang mô hình mới. Đặc biệt là việc tái lập Ban Nội chính TƯ, từng bị giải thể tại TƯ khóa 10.

Kết luận 21 của hội nghị TƯ 5, khóa 11 về việc tiếp tục thực hiện NQ hội nghị TƯ 3, khóa 10 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ký, cho phép thành lập Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính trị, do ông làm Trưởng ban.

{keywords}
Tổng bí thư với cử tri Hà Nội. Ảnh: Lê Anh Dũng

Tổng bí thư từng phát biểu kỳ vọng tất cả 16 thành viên Ban chỉ đạo phải là 16 tấm gương về giữ gìn đạo đức lối sống, không bị cám dỗ bởi bất cứ lợi ích nào, không ngại bất cứ lực cản không trong sáng nào.

Phát ngôn mạnh mẽ chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, hư hỏng trong nội bộ, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhắc nội bộ phải giữ gìn sự trong sạch để chống tham nhũng, nếu tay đã nhúng chàm thì không thể làm gì khác.

Quán triệt quan điểm kiên quyết xử lý tham nhũng nhưng Tổng bí thư cũng chủ trương phải giữ ổn định, đánh con chuột đừng để vỡ bình.

Nhấn mạnh tham nhũng Đảng coi là quốc nạn, giặc nội xâm, ông lên án cả những tham nhũng nhỏ như ngứa ghẻ rất khó chịu.

Ban Kinh tế TƯ cũng được thành lập lại theo quyết định số 160-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa 11 với vai trò là cơ quan tham mưu của Ban chấp hành TƯ mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị và Ban Bí thư.

5. Chuyến thăm đầu tiên của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Hoa Kỳ:

Chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra từ ngày 6 đến 10/7/2015 mang tính lịch sử.

{keywords}

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barack Obama. Ảnh: Reuters

Trong quan hệ bình thường hóa giữa hai nước 20 năm qua, Hoa Kỳ mới chỉ công nhận Việt Nam về mặt nhà nước, ngoại giao mà chưa thừa nhận hệ thống chính trị, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Xem clip họp báo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Hoa Kỳ Obama tại Nhà Trắng: 

Lần đầu tiên, một Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ được xem như một sự xác tín tôn trọng thể chế chính trị Việt Nam của chính quyền Hoa Kỳ.

Chỉ đến khi người cao nhất trong hệ thống chính trị của Việt Nam là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm chính thức Hoa Kỳ, có thể nói quan hệ hai nước thực sự bình thường hóa.

Xuân Linh - Hồng Nhì

Tổng bí thư: Chơi với tất cả nhưng không phụ thuộc ai