XEM CLIP:

Tay chống gậy, giọng run run, ông Đợt chia sẻ với VietNamNet ông gặp Đại tướng Lê Đức Anh từ năm 1970, khi hai người chiến đấu ở chiến trường miền Nam. 

{keywords}
Nguyên Bộ trưởng Lâm nghiệp Phan Xuân Đợt chống gậy đến viếng Đại tướng Lê Đức Anh

Sau này, khi làm Bộ trưởng Lâm nghiệp (1981-1992), ông có cơ hội được tiếp xúc với Chủ tịch nước Lê Đức Anh.

"Những quyết định của ông rất quyết đoán, kịp thời và đúng đắn", nguyên Bộ trưởng kể.

Ông Đợt cũng cho biết, đối với cấp dưới, ông Lê Đức Anh rất thân thiện, quan tâm, tận tình chỉ bảo trong công việc, đồng thời rất nghiêm khắc.

Nhà văn, Trung tá Nguyễn Đình Bật, trưởng phân ban Bộ đội Trường Sơn Tân Bình 1 cũng bày tỏ lòng ngưỡng mộ Đại tướng Lê Đức Anh.

“Ông là vị tướng tài của QĐND Việt Nam, nhà hoạt động cách mạng lão thành có nhiều quyết định rất đặc biệt. Việc hoạch định toàn bộ bốt phòng ở Trường Sa, xây dựng nhà giàn DK là ý tưởng của Đại tướng. Ông là người đi thị sát tuyến biên giới phía Bắc, rút về một tuyến để hai bên hòa bình hữu nghị, giải tỏa căng thẳng lúc bấy giờ”, ông Bật dẫn chứng.

{keywords}
Trung tá Nguyễn Đình Bật

Khi Đại tướng Lê Đức Anh làm Tư lệnh 719 tiền phương của Bộ Quốc phòng, ông đã chỉ huy toàn bộ hoạt động chiến đấu, tác chiến ở Campuchia, giành nhiều chiến thắng.

Ông Bật khẳng định, các chiến dịch lớn càn quét quân Pol Pot đều có dấu ấn của Đại tướng Lê Đức Anh.

“Đại tướng có công rất lớn trong việc nuôi dưỡng, trưởng thành và giúp đỡ trang bị vũ khí cho lực lượng vũ trang hoàng gia Campuchia khi ấy”, Trung tá Bật nói.

{keywords}
Hội trưởng Thống Nhất kín người đến viếng nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh

Đại tướng Lê Đức Anh rất ân cần, quan tâm sâu sát đến cán bộ chiến sỹ cấp dưới.

“Tôi nhớ nhất câu nói sau khi ông lên làm Chủ tịch nước: 'Việt Nam là bạn của tất cả các nước trên thế giới và các vùng lãnh thổ'. Từ đó thể hiện một tinh thần hòa nhập, đổi mới”, Trung tá Nguyễn Đình Bật chia sẻ.

"Đại tướng rất trong, rất sạch"

Bà Lê Thị Hợi, 73 tuổi, Chủ tịch Hội Người cao tuổi phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk cho biết bà đến TP.HCM cách đây 2 ngày chờ viếng Đại tướng.

{keywords}
Bà Lê Thị Hợi

“Tôi muốn được nhìn thấy ông lần cuối”, bà Hợi rưng rưng.

Bà Hợi bày tỏ rất ấn tượng về phong cách làm việc của Đại tướng, một vị lãnh đạo đất nước rất trong, rất sạch.

Với bà, Đại tướng Lê Đức Anh là một đảng viên, một nhà lãnh đạo luôn sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Từng là bộ đội Trường Sơn, quân của Tướng Đồng Sỹ Nguyên ở Đoàn 559, bà Hợi kể lại thời khắc Đại tướng Lê Đức Anh vào miền Nam, chỉ huy cuộc tổng tấn công mùa xuân năm 1975, thống nhất đất nước.

“Khi nghe tin ngày chiến thắng 30/4, dù đang sốt rét nằm trên giường ở bệnh viện huyện Yên Thành, Nghệ An nhưng tôi và nhiều người khác tung chăn, rút ống truyền. Chúng tôi vùng dậy đạp xe 50km vào TP Vinh để ngày 1/5 dự lễ”, bà kể lại với lòng tự hào về vị Đại tướng.

{keywords}
 

Ông Phan Cao Phong cũng đến viếng Đại tướng với tư cách là một một người lính Trường Sơn. Ông Phong nhớ Đại tướng Lê Đức Anh với những công lao to lớn khi đóng góp cho đất nước, các cuộc kháng chiến chống giậc ngoại xâm, nhưng lại rất gần gũi, đời thường khi tiếp xúc với cấp dưới, người dân.

Khi còn là bộ đội, hoạt động ở Quân khu 7, ông Phong rất vui được Đại tướng quan tâm đến cuộc sống của bộ đội. 

“Đại tướng có tài thao lược, là người dám làm, dám chịu để mang lại thắng lợi cho đất nước”, ông Phong nhấn mạnh.

Hình ảnh quân và dân miền Nam đến viếng Đại tướng, nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh:

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

 

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 

 

Con trai Đại tướng Lê Đức Anh: Gia tài ba để lại thật quý giá

Con trai Đại tướng Lê Đức Anh: Gia tài ba để lại thật quý giá

 Gia tài của ba để lại cho con cháu thật đồ sộ và quý giá. Đó là trái tim nhân hậu của con người dũng cảm, ông Lê Mạnh Hà, con trai nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh chia sẻ.

Thu Hằng - Phan Thân - Trần Thường - Thanh Tùng