Thống kê sơ bộ của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang, có 68 nhà dân tại các huyện Châu Thành, Cái Bè, Gò Công Tây bị tốc mái; 25 ki ốt thu mua trái cây, trụ điện và đèn gãy ngã. Ngoài ra, lốc xoáy còn làm đổ, ngã gần 100 cây sầu riêng ở huyện Cái Bè.

{keywords}
 
{keywords}
Mưa lớn kèm lốc xoáy khiến nhiều nhà dân, ki ốt ở Tiền Giang tốc mái, sập

Do ảnh hưởng của bão số 3, hôm qua trên địa bàn TP Cần Thơ xuất hiện mưa lớn kèm theo gió mạnh làm sập 3 căn nhà, 61 căn tốc mái, 1 trẻ nhỏ bị thương và gãy 2 trụ điện tại các quận Cái Răng, Thốt Nốt và huyện Vĩnh Thạnh, Thới Lai.

Mưa lớn kèm gió thổi mạnh cũng khiến bảng quảng cáo cao hàng chục mét trên quốc lộ 1, đoạn qua huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), gãy ngang, đổ sập xuống đất. 

{keywords}
Biển quảng cáo đổ sập trong mưa to gió lớn

Còn tại Cà Mau, lãnh đạo UBND huyện U Minh cho biết, thiệt hại ở địa bàn là sập hoàn toàn 22 căn nhà; tốc mái 53 căn. Nước dâng cao làm ngập hơn 700 căn nhà của các hộ, ước tính tổng thiệt hại ban đầu hơn 4 tỷ đồng.

{keywords}
 
{keywords}
Nhiều nhà dân ở Cà Mau bị tốc mái, nước dâng cao làm ngập gây thiệt hại nặng nề

Cũng do ảnh hưởng của mưa lớn cộng với sóng biển cao liên tiếp đánh vào đê biển Tây (xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời) làm thân đê bị sạt lở với chiều dài khoảng 300m dẫn đến nguy cơ vỡ đê rất cao.

Song song đó, cũng do triều cường dâng cao ở mức kỷ lục nên nước mặn đã tràn vào vùng ngọt hóa bên trong đê.

{keywords}
 
{keywords}
Thủy triều dâng cao bất thường kết hợp mưa giông, gió giật mạnh làm ảnh hưởng trực tiếp hàng trăm hộ dân sinh sống dọc tuyến đê biển Tây và nguy cơ sạt lở đất, đê 

Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh cho biết, các ngành chức năng đang huy động lực lượng quân đội và dân quân tự vệ dùng cừ tràm, vải địa… để gia cố phần thân bị sạt lở.

{keywords}
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải (bìa trái) kiểm tra thực tế, chỉ đạo thực hiện quyết liệt các giải pháp bảo vệ đê biển. Ảnh: Báo Đất Mũi

Đồng thời, dùng bao tải chứa đất đắp trên mặt đê để hạn chế nước mặn tràn vào bên trong, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân.

{keywords}
 
{keywords}
Ảnh báo Đất Mũi

Sau khi thân đê bị sạt lở được gia cố và đắp bao tải chứa đất trên mặt đê ngăn nước mặn tràn vào thì tình hình đã tương đối ổn.

Tuy nhiên, các lực lượng chức năng vẫn đang canh trực 24/24 để phòng khi có diễn biến xấu xảy ra.

Phút sinh tử của người đàn ông Thanh Hóa đu cây trong lũ dữ

Phút sinh tử của người đàn ông Thanh Hóa đu cây trong lũ dữ

Nằm trong bệnh viện, ông Lương Văn Chon (52 tuổi), trú bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa không nhớ nổi ai đã cứu mình, chỉ biết đó là một thanh niên.

Thiện Chí