Giáp Tết Nguyên đán Canh Dần 2022, hoạt động buôn bán, tàng trữ vật liệu nổ trái phép diễn ra phổ biến. Khi gõ từ khóa “mua pháo” hay “mua pháo hoa chơi Tết” lập tức cho ra hàng loạt hội nhóm kinh doanh pháo lậu trên mạng xã hội.

Các hội nhóm như “Pháo hoa 2022”, “Hội pháo hoa 2022”, “Pháo hoa không cọc 2022”… có từ 3 - 5 nghìn thành viên hoạt động. Trên các hội nhóm này, các đối tượng kinh doanh pháo lậu công khai rao bán các loại pháo nổ, pháo hoa.. có nguồn gốc từ nước ngoài.

“Pháo banh lớn 800 nghìn đồng, dàn 49 quả/hộp là 2 triệu đồng”, tài khoản có tên Thái Thái đăng công khai, kèm hình ảnh các loại sản phẩm.

Tài khoản Thắng Pulit còn đăng công khai clip hướng dẫn sử dụng pháo hoa kèm số điện thoại để đặt hàng.

{keywords}
Mua bán pháo lậu, chỉ cần kích chuột ‘hàng’ giao tận tay

Liên hệ theo số điện thoại 0927124XXX của tài khoản “Pháo Tết Trung Hoa”, người đàn ông nghe máy quảng cáo có thể cung cấp mọi loại pháo.

“Pháo có nguồn gốc từ Thái Lan đảm bảo chất lượng, pháo hoa có tầm cao 40 mét, loại thường chỉ bắn được 15 mét thôi”, người đàn ông khẳng định.

Giá của các loại pháo giao động từ 4 trăm nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng. Đặc biệt, người đàn ông này cho biết, pháo được “ship” tận tay người mua.

“Nếu xa thì tôi gửi xe ô tô Bắc Nam, còn nếu ở gần thì gửi xe ôm mang đến. Chuyển khoản tiền mới gửi hàng”, người đàn ông này cho biết.

{keywords}
Các loại pháo được giao bán

Trên mạng xã hội Telegram, người dùng không khó tìm được các nhóm chat bán pháo hoa. Trên mạng xã hội này, người bán có phần “kín đáo” hơn. 

Các loại pháo nào được phép sử dụng trong dịp Tết Nguyên đán

Nghị định 137 có hiệu lực từ ngày 11/1/2021 và thay thế Nghị định 36/2009.

Tại điều 17, nghị định cho phép cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa dịp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa nghệ thuật.

Tuy nhiên, các tổ chức, cá nhân khi sử dụng chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất kinh doanh pháo hoa.

Nghị định 137 quy định chỉ cho phép người dân được đốt pháo hoa không gây tiếng nổ.

“Khái niệm pháo nổ và pháo hoa lần đầu tiên đã được nêu cụ thể tại Nghị định 137/2020/NĐ-CP. Pháo hoa là loại pháo chỉ phát sáng chứ không gây ra tiếng nổ.

Pháo hoa khi có tác động sẽ tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian. Còn pháo nổ khi có tác động sẽ gây ra tiếng nổ hoặc tiếng rít và hiệu ứng màu sắc trong không gian".

{keywords}
Thượng tá Trần Văn Đồng, Giảng viên Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy

Thượng tá Trần Văn Đồng, Giảng viên Trường Đại học Phòng cháy Chữa cháy thông tin, Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định rõ Công ty TNHH MTV Hóa chất 21 (Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Bộ Quốc phòng) là đơn vị sản xuất pháo hoa duy nhất được phép sử dụng trong nước.

“Người dân sử dụng các loại pháo hoa ví dụ như pháo điện trong đám cưới, sự kiện, pháo hoa nổ… có nguồn gốc từ nước ngoài đều là sử dụng bất hợp pháp”, Thượng tá Đồng cho biết.

Tại Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với hành vi sử dụng các loại pháo, thuốc pháo trái phép.

Phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo.

Đình Hiếu

Xem thực nghiệm đốt pháo hoa Tết, tránh những điều chưa lường trước

Xem thực nghiệm đốt pháo hoa Tết, tránh những điều chưa lường trước

Khi sử dụng giàn pháo hoa không tiếng nổ trong dịp Tết Nguyên đán 2022 tại các ngõ nhỏ, hẹp, người dân cần tuyệt đối chú ý an toàn.