Chánh văn phòng UBND huyện Phúc Thọ (Hà Nội) Đinh Xuân Hanh thông tin với VietNamNet, đến thời điểm hiện tại, 21/21 xã, thị trấn của huyện đã thiết lập các điểm trung chuyển hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân trong thời gian thực hiện giãn cách. 

Ngoài ra, các điểm trung chuyển này cũng là nơi tiêu thụ nông sản đang đến mùa thu hoạch của các xã trên địa bàn, đảm bảo hàng hoá lưu thông. 

{keywords}
Phúc Thọ yêu cầu mỗi xã 1 điểm nhận hàng để người dân “huyện vùng xanh” yên tâm giãn cách

Chủ trương thiết lập các điểm tiếp nhận hàng thiết yếu tại các xã, thị trấn được UBND huyện Phúc Thọ yêu cầu phải hoàn thành vào ngày 16/8 tại 21/21 xã, thị trấn. Các điểm này sẽ là đầu mối đảm bảo nguồn cung nhu yếu phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân theo các cấp độ đồng thời tích cực hoạt động điều phối cung ứng mặt hàng thiết yếu tại các xã, thị trấn. Đến nay, cơ bản các xã, thị trấn đã triển khai nghiêm túc việc này. 

Các điểm trung chuyển hàng hóa phải đảm bảo quy định, điều kiện về phòng, chống dịch, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy và được bố trí mái che. 

{keywords}
 
{keywords}
Điểm tiếp nhận hàng thiết yếu tại xã Ngọc Tảo, huyện Phúc Thọ 

Các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu của doanh nghiệp, đại lý cung ứng đến các điểm trung chuyển đều tuân thủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện nghiêm nguyên tắc “1 cung đường, 2 điểm đến”. 

Lực lượng tham gia trực chốt thực hiện việc kê khai, lập danh sách theo dõi, bố trí lực lượng giám sát khai báo y tế đối với tất cả những người giao, nhận hàng tại điểm trung chuyển. Khuyến khích người giao, nhận hàng thực hiện việc thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, hạn chế tối đa việc thanh toán bằng tiền mặt. 

Mỗi ngày trung chuyển hàng tấn hàng thiết yếu 

Theo chỉ đạo của UBND huyện Phúc Thọ, điểm tiếp nhận hàng thiết yếu của xã Ngọc Tảo được thiết lập khá sớm và đưa vào vận hàng đúng thời hạn. 

{keywords}
Một người dân nhận gà thương phẩm về bán hàng cho bà con trong xã 
{keywords}
Dân quân xã giúp người dân nhận hàng thiết yếu 

Dãy lều bạt được dựng ở ngay mặt đường Quốc lộ 32, ở vị trí trung tâm vào UBND xã, đường vào thôn Yên Dương, thôn 9 của xã hơn 9.000 nhân khẩu. 

Chủ tịch xã Ngọc Tảo Vũ Đức Tuấn cho biết, mỗi ngày, điểm tiếp nhận trung chuyển hàng tấn hàng thiết yếu từ các địa phương khác trong huyện đưa đến tiêu thụ và chuyển giao nông sản thu hoạch của xã tới các nơi khác. 

Lực lượng dân quân, dân phòng, các đoàn, hội trong xã được giao nhiệm vụ trực tại chốt tiếp nhận. Mỗi ngày, hàng chục lượt xe chở hàng ra vào chốt, được phun thuốc khử khuẩn trước/sau khi tiếp nhận, giao trả hàng hoá. 

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Các phương tiện tập kết hàng hóa tại điểm tiếp nhận, không được đi vào bên trong các thôn, xóm 

“Xã cũng lên phương án, kế hoạch cụ thể, hạn chế tối đa việc người dân di chuyển, tiếp xúc để tránh nguy cơ lây nhiễm. Với lực lượng làm nhiệm vụ, theo đúng quy chế, mỗi người được nhận 80 ngàn đồng/ ngày trực chốt. Bà con trong các thôn, xóm nấu cơm đưa tới các điểm chốt trực” - ông Tuấn cho hay. HTX nông nghiệp xã Ngọc Tảo đảm nhận nhiệm vụ đứng ra tiêu thụ nông sản giúp bà con. Thời điểm hiện tại, Ngọc Tảo đang thu hoạch cây ăn quả với cây chủ lực là nhãn, mỗi ngày tiêu thụ lên tới hàng tấn nhãn. 

Các hộ dân sẽ chuyển nhãn thu hoạch ra điểm tập kết, khi đã đủ số lượng, xe chở hàng sẽ đến tiếp nhận đưa đi tiêu thụ. 

Ngọc Tảo có 9 điểm kiểm soát y tế tại lối vào 9 thôn, số lượng mỗi ca trực có 9 người làm nhiệm vụ. 

{keywords}
Mỗi xã 1 điểm nhận hàng, người dân “huyện vùng xanh” yên tâm giãn cách
{keywords}
 
{keywords}
Khai báo y tế tại chốt kiểm soát dịch tại xã Tam Hiệp
{keywords}
Phun khử khuẩn phương tiện đến giao nhận hàng hoá thiết yếu
{keywords}
Người dân ra điểm chốt trung chuyển để nhận hàng tiêu thụ 
{keywords}
Từ đầu tháng 8 tới nay, điểm chốt trung chuyển đã hỗ trợ bà con xã Ngọc Tảo tiêu thụ hơn 8 tấn nhãn 

Thống kê sơ bộ, tại chốt trung chuyển hàng thiết yếu xã Ngọc tảo đã tiếp nhận hơn 1.000 lượt phương tiện đến giao nhận hàng hoá; tiêu thụ giúp bà con hơn 10 tấn nông sản gồm nhãn, mướp, ổi, cà tím, rau rút, trong đó nhãn tiêu thụ gần 8,5 tấn… 

Ngoài ra, Ngọc Tảo cũng làm trung gian tiêu thụ hàng chục tấn nông sản, 26 tấn lợn, gần 2 triệu trứng gia cầm… giúp các xã Long Xuyên, Thọ Lộc, Thanh Đa là các xã "hàng xóm" trong huyện.

Tại xã Tam Hiệp, điểm chốt tiếp nhận hàng hoá được đặt ngay tại lối vào Làng nghề may Tam Hiệp. Lực lượng giữ chốt yêu cầu lái xe xuất trình giấy đi đường, giấy xét nghiệm y tế và khai báo y tế theo quy định. 

Hàng hóa đưa đến, người nhận sẽ ra tiếp nhận tại ngoài chốt, không cho bất kỳ phương tiện nào được ra vào làng để đảm bảo giữ sạch vùng xanh an toàn.

Huyện chưa có F0 ở Hà Nội thi “Chốt trực bình yên” chống dịch

Huyện chưa có F0 ở Hà Nội thi “Chốt trực bình yên” chống dịch

UBND huyện Phúc Thọ (Hà Nội) vừa phát động cuộc thi ảnh “Chốt trực bình yên” trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 phòng chống dịch Covid-19 tại địa phương.    

Kiên Trung