- Nhiều người dân ở TP sẽ không hiểu vì sao việc đưa nước sạch đến 100% hộ dân nông thôn lại khó khăn, vất vả như vậy. Với các cấp, các ngành của tỉnh Thái Bình, mục tiêu “đến ngày 30/4/2018, phấn đấu 100% hộ dân khu vực nông thôn sử dụng nước sạch trong sinh hoạt” vẫn là một hành trình đầy thử thách.

Quyết tâm thôi, chưa đủ!

Báo cáo của các huyện, thành phố cho biết: tính đến hết tháng 10/2017, toàn tỉnh có 359.022 hộ dân của 267 xã đã đấu nối, sử dụng nước sạch, đạt tỷ lệ 66%, trong đó có 5/8 huyện, thành phố đạt tỷ lệ đấu nối sử dụng nước sạch (từ 65% trở lên), còn 3/8 huyện gồm Hưng Hà (29,2%), Quỳnh Phụ (51,15%), Đông Hưng (60,9%.) chưa đạt.

{keywords}
Ông Phạm Văn Ca – Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo việc triển khai thực hiện dự án đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Bình chỉ đạo tại cuộc họp nghe các, sở ngành và huyện, thành phố báo cáo tiến độ triển khai đấu nối sử dụng nước sinh hoạt nông thôn

Nguyên nhân được Ban Chỉ đạo việc triển khai thực hiện dự án đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Bình chỉ ra, đó là: nhận thức của nhân dân trong việc sử dụng nước sạch còn hạn chế, mang nặng tư tưởng bao cấp. Nhiều hộ dân chưa thấy rõ việc sử dụng nước sạch, mang lại lợi ích lâu dài cho sức khỏe và sự phát triển bền vững. Nhiều hộ dân một mặt vẫn đấu nối sử dụng nước sạch, nhưng một mặt vẫn sử dụng nước giếng khoan, giếng khơi, nước mưa, để tiết kiệm…, dẫn đến lượng nước sử dụng thấp so với định mức tiêu dùng nước hàng ngày.

Tại các địa phương, chính quyền và tổ chức đoàn thể chưa nhận thức rõ vài trò, trách nhiệm trong việc đẩy mạnh sử dụng nước sạch nông thôn, còn phó mặc cho các doanh nghiệp cấp nước. Vẫn còn một số địa phương chưa kịp thời, sát sao và còn chậm trễ trong việc phối hợp với Doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn.

Ông Đinh Cao Tần, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây dựng và vận tải Sông Hồng bộc bạch: “Công ty đầu tư vài chục tỷ đồng xây dựng nhà máy nước sạch với công suất 12.000m3/ngày đêm, cấp nước cho 9 xã phía Nam của huyện Tiền Hải. Đến tháng 12/2016, 100% đường ống dịch vụ đến ngõ của các hộ dân đã lắp xong. Nhưng phần lớn hộ dân chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của việc dùng nước sạch trong sinh hoạt. Chúng tôi mong chính quyền địa phương vào cuộc cùng doanh nghiệp tuyên truyền, vận động nhân dân đấu nối sử dụng nước sạch sớm”.

{keywords}
Ông Đinh Cao Tần - Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây dựng và vận tải Sông Hồng

Do vậy, nhiệm vụ được Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đặt ra trong những tháng cuối năm 2017 vẫn là  phải tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, tháo gỡ kịp thời các khó khăn phát sinh để nâng cao tỷ lệ đấu nối sử dụng nước sạch.

Lãnh đạo tỉnh cũng yêu cầu hệ thống chính trị (từ các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã) và các tổ chức hội, đoàn thể, phải coi đây là nhiệm vụ chính trị, tiếp tục vào cuộc để tuyên truyền, làm chuyển biến nhận thức của người dân, phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra là từ tháng 5 tới, toàn dân tỉnh Thái Bình được sử dụng nước sạch sinh hoạt.

{keywords}
Hội Cựu chiến binh thị trấn Hưng Hà tuyên truyền hội viên dùng nước sạch thay nước giếng

Những giải pháp mang tính quyết định

Liên tiếp các hội nghị tháo gỡ khó khăn, giải quyết vướng mắc trong đấu nối nước sạch nông thôn với sự tham gia của các doanh nghiệp và các xã có tỷ lệ đấu nối thấp được tổ chức. Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu các địa phương phải thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo.

Nếu sau ngày 31/12/2017 địa phương nào, xã nào không đạt tối thiểu từ 65% số hộ đấu nối trở lên, thì sẽ tổ chức thanh tra công vụ và thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu tại các cấp xã, huyện. Đồng thời, các địa phương phải chủ động xử lý theo chức năng, thẩm quyền của mình đối với các tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ.

Riêng về nhiệm vụ đấu nối sử dụng nước sạch: người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, và đề nghị chưa xem xét đánh giá thi đua của cấp huyện, xã, không xét xã đó đạt chuẩn nông thôn mới và không xem xét giải quyết đề nghị hỗ trợ xây dựng nông thôn mới.

{keywords}
Ông Phạm Văn Ca - Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo việc triển khai thực hiện dự án đầu tư các công trình cấp nước sạch nông thôn tỉnh Thái Bình kiểm tra tại huyện Thái Thụy

Đối với các công ty cấp nước sạch thực hiện chậm trễ, không cấp nước kịp thời cho các hộ dân trong phạm vi dự án, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, hoặc dự án có tỷ lệ đấu nối thấp dưới 65%,thì chưa xem xét giải quyết đề nghị hỗ trợ đầu tư cho doanh nghiệp. Thời hạn phải hoàn thành chậm nhất đến ngày 15/3/2018.

Hội nước sạch tỉnh cũng chỉ đạo các doanh nghiệp tập trung giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong triển khai các dự án, thực hiện 6 công khai theo chỉ đạo của tỉnh trong quá trình cấp nước sạch tại Trụ sở Ủy ban nhân dân xã, nhà văn hóa thôn, cụm dân cư để nhân dân biết, hưởng ứng sử dụng nước sạch.

Ông Vũ Ngọc Quỳnh, trưởng thôn Hữu Vi Nam, xã Nam Chính, huyện Tiền Hải cho biết: “Trong các cuộc tiếp xúc với đại biểu HĐND tỉnh, HĐND huyện và xã, câu chuyện chất lượng nước sạch được rất nhiều cử tri quan tâm và có ý kiến.

Sự thiếu thông tin về chất lượng và giá nước không chỉ gây bức xúc cho người sử dụng mà còn ảnh hưởng tới quyết định sẽ sử dụng nước sạch của các hộ dân chưa đăng ký đấu nối. Giờ công khai người dân rất yên tâm”.

{keywords}
Ông Vũ Ngọc Quỳnh cùng người dân xã Nam Chính, huyện Tiền Hải xem 6 nội dung công khai trong quá trình cấp nước sạch

Những quyết sách triển khai, tháo gỡ kịp thời đã khơi thông mọi ách tắc. Rào cản giữa doanh nghiệp và người dân được đập bỏ. Người dân bắt đầu yên tâm dùng nước sạch. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng minh bạch hơn.

Để người nghèo không đứng ngoài chính sách

Bà Nguyễn Thị Quyên – Giám đốc Công ty TNHH thương mại và vận tải Tín Thành, nhà máy nước Bạch Đằng cho biết: “Nhà máy nước Bạch Đằng có nhiệm vụ cung cấp nước sạch cho 6 xã của huyện Hưng Hà và 7 xã của huyện Đông Hưng. Chúng tôi cũng như các đơn vị đầu tư nước sạch nông thôn khác trong toàn tỉnh Thái Bình đều huy động tiền đóng góp của người sử dụng nước (chiếm khoảng 15-20% tổng kinh phí đầu tư).

Khi chủ trương dự án được các cấp phê duyệt, để tiến hành xã hội hóa, công ty chúng tôi chỉ tiến hành thu khi người dân đồng ý và trong hợp đồng cũng chỉ rõ khoản thu đó tránh trường hợp kiến nghị. Với mức thu xã hội hóa của công ty là 2,5 triệu đồng, công ty còn có các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo chỉ thu 1,5 triệu đồng; gia đình liệt sĩ chỉ thu 1 triệu đồng…”.

{keywords}

Ảnh 6. Khi doanh nghiệp và người dân cùng thống nhất các lợi ích đã góp phần nâng cao tỷ lệ đấu nối sử dụng nước sinh hoạt nông thôn

Trong khi đó, để nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, nhất là với đối tượng chính sách, UBND huyện Quỳnh Phụ đã tổ chức trao tặng bồn chứa nước cho các hộ nghèo ở các xã, thị trấn trong huyện. Theo đó, mỗi hộ nghèo sẽ được hỗ trợ 1 bồn chứa nước Tân Á 1.000 lít và 200 nghìn đồng, tổng giá trị là 2 triệu đồng. Ngoài ra, để khuyến khích và tạo điều kiện cho các hộ nghèo sử dụng nước máy trên địa bàn huyện, trong số tiền 2,7 triệu đồng phí đấu nối mới, hộ nghèo chỉ phải đóng trước 500 nghìn đồng, số tiền còn lại được trả góp trong thời gian 20 tháng.

{keywords}
Từ những chính sách hỗ trợ nước sạch đến với hộ nghèo

Cũng tại huyện Tiền Hải, UBND huyện Tiền Hải có cơ chế hỗ trợ một phần kinh phí bằng hình thức xã hội hóa cho đối tượng hộ nghèo trong toàn huyện, mỗi hộ 500 ngàn đồng. Cùng với đó huyện đề nghị ngân hàng chính sách xã hội kết hợp với UBND các xã giải quyết nguồn vốn vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường đảm bảo thời gian quy trình thủ tục theo đúng quy định, đúng đối tượng tạo điều kiện cho các hộ vay vốn kịp thời đấu nối và sử dụng nước sạch. Các doanh nghiệp bằng nhiều hình thức cường tuyên truyền, hỗ trợ, cho vay trả chậm một phần cho các hộ gia đình  tham gia đấu nối lắp đặp nước sạch; có hình thức động viên nhân dân khi đấu nối và sử dụng nước sạch nhất là đối với hộ nghèo, hộ gia đình chính sách.

{keywords}
 Ông Lại Xuân Kiều, xã Nam Chính, huyện Tiền Hải

Ông Lại Xuân Kiều, xã Nam Chính, huyện Tiền Hải phấn khởi cho biết: “Nói đến nước sạch với hộ nghèo như gia đình tôi tưởng là mơ. Nhưng giờ được hỗ trợ tiền đấu nối và được trả dần nên cũng yên tâm. Vui lắm”.

Kết quả từ những nỗ lực này cho thấy, đến ngày 31/12/2017, toàn tỉnh đã có 429.687 hộ dân của 276 xã, thị trấn đã đấu nối, sử dụng nước sạch, đạt tỷ lệ 77,8%. Nếu không tính 17 xã thuộc phạm vi cấp nước của Công ty Cổ phần Nước sạch Hưng Hà thì tỷ lệ đấu nối, sử dụng nước sạch bình quân đạt 84,05%.

{keywords}
Ông Đặng Trọng Thăng, Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy chỉ đạo tại cuộc họp ngày 1/3/2018

Ngay tại cuộc họp chiều ngày 1/3/2018, nghe đoàn kiểm tra tỉnh báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện chương trình nước sạch nông thôn năm 2017, ông Đặng Trọng Thăng - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện hiệu quả mục tiêu chương trình nước sạch nông thôn đề ra trong năm 2018. Phải tích cực tuyên truyền, vận động và có giải pháp hiệu quả để vận động người dân sử dụng nước sạch, đặc biệt là 10 xã đã về đích nông thôn mới nhưng chưa đạt tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch và 17 xã phía bắc của huyện Hưng Hà.

{keywords}
 Bà Vũ Thị Thông (thôn Hiếu Thiện, xã Vũ Hội) vui mừng sử dụng nước sạch chăm sóc rau an toàn

Mạnh mẽ trong những chỉ đạo và uyển chuyển linh hoạt trong việc áp dụng các chính sách, nước sạch phổ rộng khắp các xã trong tỉnh đã và đang làm thay đổi diện mạo nông thôn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thái Bình. Ước mơ nước sạch từ bao đời nay của những người nông dân chân lấm, tay bùn sẽ không còn những rào cản. Mục tiêu đến ngày 30/4/2018, tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn sử dụng nước sạch sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh đạt 100% đang rất gần.

{keywords}

 Biểu đồ tỷ lệ số hộ dân đã đấu nối, sử dụng nước sạch

“Nhìn vào năng lực lãnh đạo ở một địa phương, sâu sát nhất là phải nhìn vào mâm cơm của từng gia đình người dân”. Cứ suy từ câu nói này của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, thì có thể thấy rõ tâm huyết của lãnh đạo tỉnh Thái Bình. Một việc tưởng chừng như đơn giản, nhỏ bé là đưa nước sạch về tận từng nhà, phục vụ nhu cầu ăn uống sạch của từng hộ dân, nhưng lại chuyên chở được nhiều điều về một tư duy lãnh đạo sát với thực tiễn. Bởi chất lượng cuộc sống của mỗi người dân nâng cao phải được bắt đầu từ điều cơ bản ấy. Và sự phát triển bền vững của tỉnh cũng phải từ những điều cơ bản ấy”.
Hàng loạt sai phạm tại các dự án BT ở Thái Bình

Hàng loạt sai phạm tại các dự án BT ở Thái Bình

Kiểm toán Nhà nước vừa có báo cáo về hoạt động xây dựng và quản lý sử dụng vốn đầu tư dự án theo hợp đồng BT tại tỉnh Thái Bình năm 2017 với hàng loạt sai phạm.

Vì sao Thái Bình đổi 27.000m2 đất vàng?

Vì sao Thái Bình đổi 27.000m2 đất vàng?

Dự án trung tâm hội nghị tỉnh, kinh phí đầu tư gần 230 tỷ đồng vừa được Thái Bình phê duyệt. 

Thái Bình làm gì sau khi di dời 150ha rừng

Thái Bình làm gì sau khi di dời 150ha rừng

Dự án di dời 150ha rừng phòng hộ, nắn đê số 8 của Thái Bình sẽ tạo được mặt bằng khoảng 320ha. Tại quỹ đất này, Thái Bình đã lập quy hoạch phân khu...

Thái Bình di dời 150ha rừng, hàng trăm gia đình 'mất' đất canh tác?

Thái Bình di dời 150ha rừng, hàng trăm gia đình 'mất' đất canh tác?

Liên quan đến đến việc xin di dời 150 ha rừng, Thái Bình cho biết đã có phương án trồng rừng thay thế từ năm 2014. 

Thái Bình xin di dời 150ha rừng làm dịch vụ

Thái Bình xin di dời 150ha rừng làm dịch vụ

Tỉnh Thái Bình vừa trình báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án lấn biển để lấy 320ha (trong đó có 150ha rừng ngập mặn) để làm công nghiệp - dịch vụ.

Đỗ Nhung