CLIP PHÁ RỪNG

Nhiều cây rừng cổ thụ bị chặt hạ không thương tiếc, các phách gỗ nằm ngổn ngang chèn lấp khe suối, những cây cổ thụ nằm trơ gốc “chảy máu” là thực trạng đang diễn ra bên trong lõi rừng phòng hộ A Lưới.

Một người dân địa phương cho biết, từ khu vực cầu C10 trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đi qua xã Hương Phong, đi vào khoảng 6km đường rừng sẽ bắt gặp những “đại công trường” khai thác gỗ lậu do lâm tặc để lại.

{keywords}
 Cây rừng bị nằm ngổn ngang trên tuyến đường vào.

A Lưới những ngày giữa tháng 9 gánh chịu những đợt mưa chiều nặng hạt. Theo chỉ dẫn của người dân, mất gần 1 giờ đồng hồ men theo tuyến đường vào rừng sản xuất của xã Hương Phong, chúng tôi tiếp cận khu vực rừng tự nhiên do Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới quản lý.

Bên ngoài cửa rừng, lán trại của Tổ bảo vệ rừng khu vực C10 (thuộc Ban QL rừng phòng hộ A Lưới) vắng bóng người.

Đi qua khu rừng sản xuất, lội qua nhiều khe suối và các dốc dựng đứng, chúng tôi bắt gặp tuyến đường mòn độc đạo dẫn sâu vào lõi rừng phòng hộ A Lưới. Đây là tuyến đường lâm tặc dùng để vận chuyển gỗ lậu từ điểm khai thác ra đến cửa rừng, mặt đường đèo dốc hằn những khe lún – dấu tích của quá trình vận chuyển gỗ lậu.

Dưới cơn mưa rừng nặng hạt, nhiều cây rừng bị lâm tặc hạ sát nằm trơ gốc. Sau khi xẻ lấy phần thân, các phách gỗ, bìa gỗ được lâm tặc để lại nằm rải rác hai bên đỉnh đồi.

Tan hoang rừng già

Sau khoảng 4 giờ trèo đèo, lội suối với quãng đường hơn 6km, chúng tôi tiếp cận được khu rừng già – nơi có hàng loạt gốc cây cổ thụ bị lâm tặc chặt hạ trong thời gian qua.

Trong bán kính khoảng 5km2, hàng loạt cây rừng có đường kính từ 0.6m - 1.5m đã bị lâm tặc cưa gốc.

{keywords}
Một thân cây lớn bị đã bị chặt, lâm tặc chưa kịp vận chuyển.

Theo quan sát của phóng viên, tại những khu vực này, mật độ cây cổ thụ phân bố khá rải rác và chủ yếu tại các triền dốc, dưới thung lũng sâu hàng trăm mét.

Tại hiện trường, các cây rừng cổ thụ bị lâm tặc dùng cưa máy cắt tận gốc, đổ xuống triền dốc và các khe suối.

Nhiều cây cổ thụ với đường kính hơn 1m, chiều dài khoảng 30m bị đốn, kéo theo hàng loạt cây rừng bị gãy đổ, bật trơ gốc khiến nhiều khu vực trong rừng phòng hộ A Lưới tan hoang.

Điều đặc biệt, tại các điểm khai thác rừng trái phép này, lâm tặc ngang nhiên dựng lều trại, đốn hạ hàng loạt cây rừng làm giá đỡ để tổ chức cưa xẻ.

Những cây gỗ cổ thụ khi bị đốn, được lâm tặc cưa thành nhiều lóng với đủ loại kích cỡ khác nhau. Sau khi xẻ bỏ phần bìa vỏ rồi đẩy tràn xuống khe suối, những tấm gỗ cổ thụ được lâm tặc vận chuyển ra khỏi hiện trường lúc nào không ai hay biết.

Chùm ảnh VietNamNet ghi lại:

{keywords}
Đường kéo gỗ của lâm tặc
{keywords}

 Gỗ từ cây rừng bị chặt còn nằm ngổn ngang trên tuyến đường vào.

{keywords}
Thân cây lớn bị "hạ sát" trong rừng.
{keywords}
Gỗ lậu nằm tràn lấp khe suối trong rừng phòng hộ A Lưới.
{keywords}
{keywords}
Gỗ lậu ngổn ngang khắp bìa rừng, khe suối.
{keywords}
Một cây gỗ cổ thụ có đường kính gốc 1.5m với chiều dài khoảng 30m. Cây cổ thụ này ước tính khoảng 20m3.
{keywords}

 Phần ngọn cây có đường kính gần 1.4m

{keywords}
 Những cây gỗ cổ thụ có đường kính lớn bị lâm tặc đốn hạ, chưa kịp chuyển ra khỏi rừng.
{keywords}
Một cây gỗ cổ thụ trơ gốc, vết cưa vẫn mới nguyên 
{keywords}
Những gốc cây cổ thụ bị chặt hạ cả cũ và mới, phần thân đã bị di chuyển.
{keywords}
{keywords}
Lâm tặc phá rừng phòng hộ A Lưới trong thời gian dài nhưng dường như lực lượng chức năng không hay biết.

Quang Thành (còn nữa)

Chủ tịch TT-Huế nói gì khi rừng phòng hộ A Lưới bị chặt hạ?

Chủ tịch TT-Huế nói gì khi rừng phòng hộ A Lưới bị chặt hạ?

Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế có công văn yêu cầu Sở NN&PTNT kiểm tra, báo cáo vụ phá rừng phòng hộ A Lưới.