- Ở những cánh rừng nguyên sinh, huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), gỗ được khai thác công khai.

XEM CLIP:

Một ngày đầu tháng 5, theo chân anh T., người chăn trâu ở xã Thanh Quân (huyện Như Xuân) đi từ Thanh Quân sang Xuân Chinh, đập vào mắt chúng tôi là “đại công trường” khai thác gỗ. Những cây gỗ to cả người ôm không hết mới được đốn hạ còn nguyên nhựa.

{keywords}
Một gốc cây lớn mới bị đốn hạ tại khu rừng xã Xuân Chinh

Theo kinh nghiệm đi rừng của anh T., những cây gỗ còn nguyên nhựa sống này chỉ mới chặt....

Gặp 1 người khai thác gỗ, người này thản nhiên khoe: Những cây gỗ này vừa mới chặt hôm qua. Gỗ chủ yếu là giàng giàng, giá trị không cao, chủ yếu bán cho đầu nậu đưa về xưởng cưa làm cốp pha.

Gỗ sớ thông thường họ lấy làm khung học, một cây có đường kính 150 - 200 vanh (đường kính khoảng 60cm) xẻ ra bán được khoảng 15 - 20 triệu đồng. Gỗ giàng giàng chặt 4 cây xẻ thành hộp bán may ra được 5 triệu...

{keywords}
Nhiều gốc cây có đường kính cả mét, dấu chặt còn rất mới

Một ngày, nhóm lâm tặc chặt được khoảng 4, 5 cây, sau đó xẻ thành hộp rồi dùng trâu kéo xuống suối đưa ra khỏi rừng, nửa đêm về sáng hôm sau sẽ có ô tô của đầu nậu vào vận chuyển.

Chặt gỗ ngay rìa rừng

Bên cạnh Xuân Chinh là xã Xuân Lẹ, nơi đây còn rất nhiều cây gỗ sến, sớ to và có giá trị. Đến thôn Cả Soi, người dân cho biết, cả khu đồi sớ trước còn nhiều cây tom nhưng giờ lâm tặc đã đốn gần hết.

Anh H. một người dân địa phương chỉ chỗ gần 20 cây gỗ to đường kính tới 200 vanh mới bị lâm tặc đốn hạ còn nằm ngổn ngang trong rừng. Anh bảo, lâm tặc đã chặt ra đến rìa rừng rồi thì đồng nghĩa với việc đồi sớ này cũng cạn kiệt tài nguyên.

{keywords}
Một thân cây sớ 2 người ôm không xuể bị lâm tặc đốn hạ tại khu rừng thôn Cả Soi, chưa kịp vận chuyển ra

Từ chân núi của khe suối thôn Cả Soi, đi mất khoảng 15 phút là bắt gặp những cây gỗ sớ to mới được chặt hạ còn nằm ngổn ngang trong rừng chờ ngày đưa đi tiêu thụ. 

Chỉ mới có một khoảnh đã có gần 20 cây gỗ sớ bị đốn hạ.

Chỉ tay về các rãnh (lối mòn kéo gỗ - PV) được lâm tặc kéo gỗ từ rừng ra ngoài tạo thành lỗ sâu hoắm, anh H. bảo đây là dẫn chứng cho việc chặt phá rừng rất nhiều và nghiêm trọng. 

Hạt phó nói có

Liên quan tới việc chặt phá rừng ở xã Xuân Chinh, Xuân Lẹ, ông Nguyễn Minh Hào, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Bù Đồn (đóng ở xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân) cho biết trước Tết, ở 2 xã tình trạng khai thác gỗ trái phép diễn ra nhiều.

{keywords}
Rừng nguyên sinh ở huyện Thường Xuân bị đốn hạ không thương tiếc

“Từ đó đến nay thực trạng đó không còn hoặc có cũng chỉ vài chỗ lác đác, nhỏ lẻ. Tuy nhiên khi tiếp nhận được thông tin, chúng tôi sẽ cho anh em đi kiểm tra”- ông Hào nói.

Ông Nguyễn Hữu Hậu, Hạt phó Hạt kiểm lâm Thường Xuân thừa nhận an ninh rừng vẫn chưa thực sự ổn định. Ở thôn Cụt Ặc, Tú Tạo (Xuân Chinh) và thôn Bọng Nàng, Liên Sơn, Xuân Sơn (xã Xuân Lẹ), tình trạng khai thác trái phép, xâm lấn rừng vẫn còn xảy ra nhưng ở mức độ ít.

“Sự manh động của các đối tượng vận chuyển lâm sản ngày càng tinh vi, đặc biệt là đe dọa và chống đối quyết liệt khi bị phát hiện và bắt giữ” - ông Hậu cho hay.

Ông cũng cam kết sẽ cho anh em kiểm tra lại, nếu đúng như phản ánh sẽ xử lý nghiêm cán bộ để xảy ra sai phạm.

Hạt trưởng: Xã báo cáo kiểm tra nhưng chưa phát hiện?

Ông Phạm Thăng Long, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Thường Xuân cho biết đã nắm được thông tin, đang cho anh em rà soát lại toàn bộ khu vực đã kiểm tra và yêu cầu chủ tịch 2 xã Xuân Chinh và Xuân Lẹ kiểm tra, rà soát và báo cáo.

{keywords}
Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Thường Xuân Phạm Thăng Long 

“Chủ tịch xã Xuân Chinh nói ổn định, còn chủ tịch xã Xuân Lẹ báo cáo đã kiểm tra nhưng chưa phát hiện được. 

Tôi cũng đã yêu cầu anh em kiểm lâm viên địa bàn và trạm cùng chính quyền địa phương tiếp tục đi kiểm tra và mở rộng khu vực kiểm tra xem có ở khu vực nào mà mình chưa kiểm tra tới.

Tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa phát hiện được chỗ nào chặt phá như phản ánh”, ông Long nói.

Thái Bình xin di dời 150ha rừng làm dịch vụ

Thái Bình xin di dời 150ha rừng làm dịch vụ

Tỉnh Thái Bình vừa trình báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án lấn biển để lấy 320ha (trong đó có 150ha rừng ngập mặn) để làm công nghiệp - dịch vụ. 

Phú Yên: Phá rừng phòng hộ làm sân golf, thi hoa hậu

Phú Yên: Phá rừng phòng hộ làm sân golf, thi hoa hậu

UBND tỉnh Phú Yên đã giao hàng trăm ha đất rừng phòng hộ ven biển cho công ty TNHH New City Việt Nam trồng cỏ và làm sân golf.

Giáp mặt lâm tặc trên đường độc đạo cõng pơ mu

Giáp mặt lâm tặc trên đường độc đạo cõng pơ mu

Hàng chục lượt người đi vào rừng mỗi ngày theo con đường độc đạo để khai thác gỗ các loại, trong đó đường dây khai thác pơ mu là rầm rộ nhất.

Bóc đường dây tàn sát rừng pơ mu ở biên giới

Bóc đường dây tàn sát rừng pơ mu ở biên giới

Một đường dây phá rừng qui mô lớn có tổ chức cần được nhanh chóng điều tra để đưa ra ánh sáng. Không loại trừ một số cán bộ biến chất tiếp tay cho lâm tặc.

Nghệ An: Khởi tố vụ phá rừng pơ mu

Nghệ An: Khởi tố vụ phá rừng pơ mu

Công an huyện Quế Phong (Nghệ An) đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra vụ phá rừng pơ mu trong khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt.

Lê Anh