- Hà Nội không quyết chặt hạ 1.000 cây, khi chặt hạ 1 cây thì phải xem xét hết sức kỹ càng - Giám đốc Sở Xây dựng khẳng định.

Tại giao ban báo chí Thành ủy chiều nay, Sở Xây dựng HN đã thông tin liên quan việc dịch chuyển, giải tỏa cây xanh phục vụ thi công mở rộng đường Phạm Văn Đồng thuộc vành đai 3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long.

Mới là đề xuất của chủ đầu tư

PGĐ Sở Xây dựng HN Võ Nguyên Phong cho biết, theo phương án do đơn vị tư vấn lập, BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình Hà Nội thống nhất thì phương án dịch chuyển, giải tỏa và cắt tỉa cây xanh trên tuyến với tổng số 1.315 cây. Trong đó, giữ nguyên vị trí 142 cây, dịch chuyển 158 cây, phải giải tỏa, chặt hạ 1.015 cây gồm xà cừ, bàng, cau vua...

{keywords}
Hàng cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng

"Nhu cầu, số liệu dịch chuyển, giải tỏa cây xanh trên tuyến đường đến nay mới là theo phương án đề xuất của đơn vị tư vấn và chủ đầu tư đưa ra", ông Phong cho hay.

Trong trường hợp bắt buộc dịch chuyển, giải tỏa cây xanh nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng thực hiện dự án phải được tính toán chặt chẽ, chọn phương án tối ưu với ưu tiên hàng đầu là bảo tồn, di chuyển dù có thể phát sinh chi phí, trong điều kiện không thể dịch chuyển mới thực hiện giải pháp giải tỏa, chặt hạ.

Đối với cây phải xử lý trong dự án này, TP giao các cơ quan, đơn vị liên quan lên danh sách, hồ sơ cây xanh, phương án cụ thể với từng cây, có sự giám sát chặt chẽ việc xử lý cây xanh khi di dời hay chặt hạ.

Sau khi di dời hơn 1.300 cây kể trên, Hà Nội sẽ trồng thay thế 1.547 cây, gồm giáng hương, bàng Đài Loan, cọ dầu, ban hoàng hậu. Ngoài ra, còn có khoảng 4.600 cây bụi như đại sứ, tường vi, hoa giấy… được trồng trên tuyến đường này. Gần 70.000 m2 thảm cỏ, cây thảm lá màu cũng được trồng trên tuyến đường.

Bất khả kháng mới chặt hạ

PV đặt hàng loạt câu hỏi như: Dự án được phê duyệt năm 2013 nhưng việc chặt cây bây giờ mới là ý tưởng và đề xuất, vậy khi TP phê duyệt dự án có phương án xử lý cây xanh như thế nào? 

Khi BQL đưa các phương án ra, có những phương án nào để lựa chọn, phương án nào giữ được nhiều cây nhất? Nếu thực hiện phương án dịch chuyển, chặt hơn 1.300 cây xanh đó thì có đánh giá tác động môi trường chưa? Đến thời điểm này HN có văn bản nào quy định lúc nào chặt cây xanh?

GĐ Sở Xây dựng HN Lê Văn Dục trả lời, trong 1.300 cây xanh này thì chặt hạ không phải là ưu tiên.

{keywords}

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục 

“Không có gì là không công khai, minh bạch ở đây cả. Ưu tiên dịch chuyển, giữ nguyên vị trí, bất khả kháng mới chặt hạ để thi công để thấy cái cây quý như thế nào, cho nên đến giờ chưa động gì ở đây cả”, ông Dục nói.

Theo ông Dục, trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, sau khi loại trừ cây dương dại, còn khoảng hơn 1.000 cây xanh, trong đó có hơn 90% là cây xà cừ (nhóm có đường kính 80cm - 1m2, 50-60 tuổi chỉ chiếm 10%, còn lại là cây có tuổi đời 32 năm, trồng từ năm 1985).

Ông Dục nhấn mạnh, nhóm ưu tiên đánh chuyển là cây tiếp tục tái sử dụng được, còn cây chặt hạ không nhiều. Từ thực tế, Sở Xây dựng khẳng định, đánh chuyển được và tỷ lệ sống nhiều.

“TP không quyết chặt hạ 1.000 cây. Sở Xây dựng cùng các sở ngành, chuyên gia khi chặt hạ 1 cây thì phải xem xét hết sức kỹ càng. Phương án di chuyển, chặt hạ 1.300 cây xanh mới là đề xuất của đơn vị tư vấn và chủ đầu tư.

Đề xuất mới là đề xuất. Sở Xây dựng có trách nhiệm nhận đề xuất đó, sau này, sẽ tham mưu cho TP duyệt phương án tối ưu nhất”, ông Dục nói.

Nói về việc có xin ý kiến đóng góp của người dân không, GĐ Sở Xây dựng khẳng định việc phải xin ý kiến. Ông cho hay, Sở sẽ xem phương án của 2 chủ đầu tư và đi hiện trường để quyết định. Đồng thời chọn đơn vị đánh chuyển có kinh nghiệm để đảm bảo cây sống được.

Bộ Xây dựng không khuyến khích trồng xà cừ ở đô thị 

Cũng tại họp báo, ông Võ Nguyên Phong khẳng định: “TP không có chủ trương về giải tỏa, thay thế 4.000 cây xà cừ mà báo chí đã nêu”.

Tuy nhiên, trước đó ngày 31/5, chính Sở Xây dựng đã tổ chức hội thảo về chủ đề thay thế 4.000 cây này. Về việc này, Giám đốc Sở cho biết quy định của Bộ Xây dựng không khuyến khích trồng xà cừ ở đô thị vì tại đô thị mạch nước ngầm cao, gặp nước ngầm là rễ xà cừ không mọc sâu xuống dưới; khi thi công các công trình ngầm phải chặt rễ thì rễ cây không phát triển thêm; cây xà cừ rễ chùm, không phải rễ cái, dễ đổ vào mùa mưa bão…

“Cây xà cừ vẫn nằm trong hệ thống cây xanh của TP. Có nhiều ý kiến về cây xà cừ, ai cũng nói cây dễ đổ vào mùa mưa bão… Do vậy Sở mới tổ chức hội thảo để tiếp tục xin ý kiến của các chuyên gia, việc này vẫn phải bàn tiếp… Chứ nghe nhiều mà để đấy thì không nên", ông Dục nói.

Vì sao ngàn cây xanh Hà Nội có thể bị đốn hạ?

Vì sao ngàn cây xanh Hà Nội có thể bị đốn hạ?

Việc thi công 2 dự án giao thông trên đường Phạm Văn Đồng (Cầu Giấy, Hà Nội) có thể buộc di dời, chặt hạ, cắt tỉa hơn 1.000 cây.

Sự thật dưới hàng xà cừ sắp bị di dời đường Phạm Văn Đồng

Sự thật dưới hàng xà cừ sắp bị di dời đường Phạm Văn Đồng

Nhiệt độ mặt đường đầu giờ chiều qua đo được là gần 60 độ C. Dưới những tán cây xà cừ sắp bị chặt bỏ, kết quả thật bất ngờ.

'Chặt cây ai cũng tiếc, nhưng quá trình phát triển buộc phải làm'

'Chặt cây ai cũng tiếc, nhưng quá trình phát triển buộc phải làm'

Chặt cây ai cũng tiếc, mình đang trồng chả được nhưng trong quá trình phát triển, cần di dời cây thì buộc phải làm - Bí thư Hà Nội chia sẻ.

Hà Nội đề xuất thay thế 4.000 cây xà cừ

Hà Nội đề xuất thay thế 4.000 cây xà cừ

Hà Nội có hơn 4.000 cây xà cừ, chủ yếu ở nội thành. Hiện TP đang cân nhắc việc thay thế hàng xà cừ ven đường bằng cây khác.

Hương Quỳnh