Theo Bộ TN&MT, Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) được thông qua ngày 17/11/2020 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 có nhiều quy định nhằm cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính (TTHC), giảm thời gian và chi phí tuân thủ của doanh nghiệp.

Bộ TN&MT đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức và chuyên gia xây dựng dự thảo Nghị định và đăng tải lấy ý kiến rộng rãi trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ và của Bộ TN&MT từ ngày 15/6/2021.

Ngày 30/8, Bộ TN&MT tiếp tục làm việc với các doanh nghiệp về các nội dung được quan tâm. Trên cơ sở đó, Bộ đã tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện dự thảo Nghị định gửi lên Bộ Tư pháp thẩm định vào ngày 16/9 vừa qua.

Tối giản thủ tục

Theo Bộ TN&MT, dự thảo Nghị định đã bám sát, cụ thể hóa chủ trương cải cách TTHC theo quy định của Luật BVMT 2020; trong đó, đã giảm 18 TTHC so với quy định hiện hành (giảm 34%); tích hợp 7 loại giấy phép, xác nhận.  

{keywords}
Người dân  tham gia trồng rừng

Như vậy, nếu như trước đây thay vì phải thực hiện nhiều giấy phép đơn lẻ thì theo Dự thảo Nghị định, doanh nghiệp chỉ cần thực hiện 1 thủ tục đề nghị cấp giấy phép môi trường (GPMT). 

Về đối tượng đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cấp GPMT, Khoản 1 Điều 30 Luật BVMT quy định đối tượng phải thực hiện ĐTM là dự án nhóm I và nhóm II có yếu tố nhạy cảm về môi trường như xả thải vào nguồn nước cấp sinh hoạt, đầu tư trong khu bảo tồn thiên nhiên, rừng, di tích lịch sử văn hóa….

Các dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

Về trình tự, thủ tục cấp GPMT, dự thảo Nghị định mới (bản cập nhật đến ngày 16/9/2021) đơn giản hóa nhiều quy định về hồ sơ, trình tự đề nghị cấp GPMT như: chỉnh sửa nội dung báo cáo đề xuất cấp GPMT đơn giản hơn, phù hợp với từng đối tượng được cấp GPMT, chỉ yêu cầu các thông tin liên quan đến các công trình BVMT đã hoàn thành, kết quả thanh tra, kiểm tra, quan trắc môi trường…, bỏ trình tự về thông báo việc nộp phí thẩm định cấp GPMT.

Quy trình cấp GPMT cũng được quy định đơn giản hóa theo tính chất của dự án. Trường hợp các dự án không có công trình xử lý chất thải phải vận hành thử nghiệm và trường hợp điều chỉnh GPMT thì được thực hiện trên môi trường điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong thời gian không quá 15 ngày (rút ngắn 30 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp GPMT của cấp bộ và 15 ngày đối với trường hợp thuộc thẩm quyền cấp GPMT của cấp tỉnh).

Ý kiến cho rằng phần lớn doanh nghiệp phải trải qua 2 lần thẩm định và 2 lần kiểm tra thực địa (khi thẩm định ĐTM và khi thẩm định, cấp GPMT) là không phản ánh đúng nội dung của Luật BVMT cũng như quy định chi tiết nội dung này trong Dự thảo Nghị định.

Hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch

Về đối tượng phải quan trắc tự động, liên tục, dự thảo đã tiếp thu ý kiến góp ý, hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid- 19 và chỉnh lý theo hướng lùi thời gian phải hoàn thành lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với tất cả các trường hợp đến hết ngày 31/12/2024.

{keywords}
Trồng rừng  bảo vệ môi trường 

Đối với các trường hợp đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục theo quy định thì được miễn thực hiện quan trắc định kỳ trong thời gian này. Từ 1/1/2025, dự án, cơ sở đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục với các thông số ô nhiễm đặc trưng của nguồn thải thì được miễn thực hiện quan trắc chất thải định kỳ.

Ngoài ra, đã bổ sung quy định chuyển tiếp để bảo đảm công bằng cho các trường hợp đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục theo quy định hiện hành (được miễn thực hiện quan trắc định kỳ nếu tiếp tục duy trì hệ thống này).  

Mỗi năm có gần 12 triệu tấn rác thải nhựa thải ra đại dương

Mỗi năm có gần 12 triệu tấn rác thải nhựa thải ra đại dương

Mỗi năm có gần 12 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra đại dương. Rác thải đại dương đang trở thành một vấn đề cấp bách toàn cầu, đe dọa đến các hệ sinh thái, chất lượng môi trường.   


Kiên Trung