XEM CLIP:

 

Các dự án được UBND tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt thời điểm huyện Mê Linh chuẩn bị sáp nhập về Thủ đô năm 2008.

{keywords}
Những dự án khu đô thị bỏ hoang nay là nơi chăn thả bò 

Theo kết quả giám sát của HĐND TP Hà Nội về tình hình quản lý các dự án sử dụng đất, chậm triển khai, vi phạm luật Đất đai trong 10 năm qua, riêng huyện Mê Linh có 47 dự án khu đô thị và phát triển nhà ở bỏ hoang với diện tích từ 10-100 ha.

Tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi cho các dự án nói trên khoảng 2.000ha.

Xã Tiền Phong là nơi tập trung nhiều nhất với gần 20 dự án. Tổng diện tích đất nông nghiệp của xã này bị thu hồi tới trên 80%, trong đó, đây là xã có làng nghề trồng hoa cây cảnh nổi tiếng từ lâu đời.

{keywords}
Những dự án tồn tại trên giấy và trên biển quảng cáo

Hầu hết các dự án này được thu hồi đất từ trước năm 2008 - thời điểm đón đầu huyện Mê Linh sáp nhập về Thủ đô mở rộng (ngày 1/8/2008).

Có những dự án được chấp thuận đầu tư từ 2005, nhưng đến nay hơn 10 năm, vẫn nằm trên giấy. Chỉ có 1 dự án duy nhất được triển khai nhưng vẫn vướng mắc ở quy chế điều chỉnh do liên quan tới việc quy hoạch chung của Hà Nội, đó là dự án KĐT Long Việt.

Đất bỏ hoang để thả bò

Trên khu đất dự án KĐT Minh Giang - Đầm Và (xã Tiền Phong), bà N.T.H nhẩn nha chăn thả đàn bò lên tới gần trăm con. 

{keywords}
Các dự án nối tiếp nhau tạo thành những vùng đồng đất rộng mênh mông 

Gia đình bà H. bị thu hồi đất nông nghiệp từ trước năm 2008, giá trị đền bù gần 20 triệu/sào. Không còn đất canh tác, bà bỏ vốn đầu tư nuôi bò. Sau hơn chục năm, đàn bò nhân giống lên được gần 100 con, trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình.

“Cứ thả cho bò ăn nhẩn nha, hết khu này rồi sang khu khác, quay lại cỏ đã mọc cao ngút, không lo bò đói” - bà H. vui vẻ.

{keywords}
Cậu thanh niên này là con trai của vợ chồng ông Hoàng Văn Cường, bà Nguyễn Thị Thỏa (xóm Bàng, xã Tiền Phong). Gia đình em chưa bàn giao đất do chưa chấp thuận giá đền bù nên vẫn tranh thủ canh tác trên mảnh đất nông nghiệp lọt thỏm giữa KĐT bỏ hoang

Kế đó là dự án khu nhà ở làng hoa Tiền Phong. Gần 70ha đất thu hồi phục vụ 2 dự án, dấu hiệu duy nhất của việc đầu tư là những con đường nội bộ được đổ bê-tông hoặc cấp phối, nay đã xuống cấp; hệ thống cống thoát nước nội bộ, gạch bó vỉa hè, ngăn cách các ô thửa nhưng chưa kịp bán nền. 

Bên khu đất được quây lưới, có cọc rào, vợ chồng ông Hoàng Văn Cường, bà Nguyễn Thị Thỏa (xóm Bàng) bận chăng lưới che cho ruộng rau sắp được thu hoạch.

Gia đình ông bà có 5 sào ruộng bị thu hồi, nhưng chưa lấy tiền, chưa bàn giao đất.

“Cũng may mình chưa bàn giao nên còn có đất để canh tác. Mỗi năm, một sào rau cũng cho thu hoạch vài chục triệu đồng. Nếu không có đất, chắc chúng tôi tắc hết” - bà Thỏa giãi bày.

{keywords}
Ông Nguyễn Văn Đức (xã Tiền Phong) xót xa bên khu đất bỏ hoang trước đó là cánh đồng trồng hoa, cây cảnh của xã

Cũng ở xóm Bàng, ông Nguyễn Văn Đức có 7 sào ruộng bị thu hồi. Ông chia sẻ: “Lâu quá rồi chúng tôi không nhớ chính xác nhận được bao nhiêu tiền đền bù, nhưng khoảng 17 - 18 triệu đồng/sào. Tiền tiêu hết rồi. Còn khoảng đất người ta chưa làm thì mình tận dụng trồng rau, nuôi lợn”.

Theo ông Đức, các gia đình đã đấu tranh để được nhận tiền đền bù chênh lệch do thời điểm đó, giá quá thấp (chưa đến 20 triệu đồng/sào). Trong khi đó, có những dự án đền bù lên tới 360 triệu đồng/sào.

Ngoài ra, bà con cũng kiên trì đấu tranh để được nhận đất % theo tỷ lệ hộ/khẩu căn cứ theo tỷ lệ tổng diện tích bị thu hồi… 

“Theo chủ trương, mỗi gia đình sẽ nhận được một suất đất ở căn cứ theo tỷ lệ. Cho nên, hàng chục năm qua chúng tôi đơn từ đi khắp nơi” - ông Đức nói.

Trưởng phòng Tài chính huyện Đào Trọng Phú cho hay, huyện đã tổ chức hàng chục cuộc hội thảo để nắm bắt tình hình với các chủ đầu tư để kiến nghị, giải trình lên TP.

“Mới đây nhất, Thủ tướng yêu cầu thanh tra lại toàn bộ các dự án, chúng tôi cũng mong mỏi đây là cơ hội để giải quyết dứt điểm tình hình, bởi gần chục năm liền vẫn giữ nguyên hiện trạng, không chỉ ảnh hưởng tới đời sống người dân, mà các chủ đầu tư cũng khốn khổ” - lời ông Phú.   

Hợp nhất Hà Nội: Biệt thự nhà vườn 10 năm 'nằm trên giấy'

Hợp nhất Hà Nội: Biệt thự nhà vườn 10 năm 'nằm trên giấy'

10 năm về Thủ đô, xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất) đang là xã có nhiều dự án treo nhất Thủ đô, và nhiều nhất cả nước.

Thái Bình