Bạn đọc Luân Võ Tá chia sẻ: “Thả đèn hoa đăng xuống biển để cầu nguyện quốc thái dân an, cầu  siêu cho người đã khuất theo ánh sáng ấm áp mà xả bỏ oan khiên thù hận, bước theo con đường giải thoát khổ đau.

Thế nhưng, hệ lụy của việc thả hoa đăng bằng nhựa thì ai cũng biết. Đó là hành động hủy hoại môi trường, 3 vạn chiếc đèn ấy góp phần hủy diệt môi sinh, sai hoàn toàn với những gì nhà phật dạy.

Phật ở trong tiềm thức với những điều đẹp đẽ, nhân hậu. Sống trong đời là tu tâm dưỡng tính, cớ chi phải màu mè vậy?”.

{keywords}
Biển Cát Bà ngập rác sau khi thả 3 vạn hoa đăng nhựa.

Bạn đọc Lưu Ánh Đông cũng tha thiết: “Người ta đang nói không với rác thải nhựa thì mình lại thả 3 vạn rác thải nhựa xuống biển.Vớt có hết được không? Còn những cái chìm thì sao? Đây là việc lãng phí, đi ngược lại cải thiện khoa học trên thế giới”.

Việc thả hoa đăng nhựa xuống biển Cát Bà được Chủ tịch huyện Cát Hải Phạm Quang Hiển khẳng định, đã được chính quyền địa phương tính toán rất kỹ. 

"Sau khi kết thúc buổi lễ, các cơ quan chức năng đã tổ chức thu gom toàn bộ hoa, đưa về trụ sở phật giáo của huyện sửa chữa, làm sạch để tái sử dụng. Toàn bộ số hoa nhựa này vẫn đang được bảo quản tại huyện. Lựa chọn 3 vạn hoa đăng nhựa là để bảo vệ biển và môi trường”, ông Hiển kiên quyết.

Lý giải của vị Chủ tịch huyện không được nhiều người đồng tình. Bạn đọc Hà Nguyễn nói: “Vụng chèo, lại vụng cả chống. Ai khẳng định là thu hồi đủ số hoa nhựa đã thả xuổng biển, rồi chi phí cho việc thu hồi số hoa đó nữa”.

Bạn đọc Hải Yến bày tỏ: “Cả thế giới kêu gọi hạn chế rác thải nhựa, ông Chủ tịch huyện không thấy sao? Đây là việc làm phản khoa học, dù ông có cho thu gom cũng không hết 100% được. Còn lãng phí tiền thuế của dân, chi phí nhân lực đi thu gom, lấy ở đâu?

Tiền đó để xây trường học cho các cháu tốt hơn nhiều. Lòng tri ân với đấng sinh thành không phải ở hoa đăng mà ở tâm mỗi con người, ứng xử trong giao tiếp hàng ngày sao cho phải đạo”. 

Đồng tình với Hà Nguyễn và Hải Yến, bạn đọc Huu Nguyen nhìn nhận: “Dù ánh sáng có lung linh đến đâu, có thu hồi để tái sử dụng, nhưng 3 vạn hoa đăng sau buổi lễ là một biển rác thải. Điều này có ý nghĩa giáo dục giữ gìn môi trường biển đảo không?".

{keywords}
Đi vớt hoa đăng nhựa 

Bạn đọc Phan Thanh Phat cũng bức xúc: “Đúng là chống chế, tái sử dụng thì vẫn là nhựa. Lần sau thả hoa đăng thì ai quản lí, ai biết được sẽ như thế nào? Cấm sát sinh nhưng làm ô nhiễm môi trường và vô tình cá, tôm, cua ăn hoặc mắc vào thì không gián tiếp sát sinh là gì?”.

"Họ không biết có hạt vi nhựa à. Dù thả ra vớt vào vẫn gây ô nhiễm môi trường, lãng phí. Phải nói không với những thứ sản xuất bằng nhựa không cần thiết", bạn Trần Tùng nêu quan điểm.

Sao không làm việc thiết thực hơn?

Bạn đọc Phạm Sĩ Đac nói: “Tại sao chúng ta không làm những việc thiết thực hơn như: Chăm sóc cha mẹ, người già yếu, người khuyết tật... mà đi làm những chuyện như vậy, vừa tốn công tốn của lại mất vệ sinh”.

Bạn đọc Tuấn Văn cho rằng, nếu dùng số tiền kia để làm đường nông thôn mới thì người dân sẽ sung sướng biết nhường nào.

Trung ương Giáo hội phật giáo Việt Nam đã có khuyến cáo cho tất cả các ban trị sự Phật giáo hạn chế đồ nhựa. Như hoa đăng, thả hoa đăng bằng giấy, không nên dùng chất liệu nhựa.

Thả 3 vạn hoa đăng nhựa xuống biển Cát Bà là làm ngược

Thả 3 vạn hoa đăng nhựa xuống biển Cát Bà là làm ngược

 "Sóng to gió lớn thế, đèn hoa đăng nhựa thả xuống biển bị tản mát đi khắp nơi thì không hiểu Hải Phòng sẽ vớt thế nào?".

Thành Huế