{keywords}

LTS: Không chỉ cần vắc xin phòng chống Covid-19, sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết, ủng hộ, chia sẻ, tự giác, tích cực được lan tỏa rộng rãi, niềm tin xã hội được xây đắp trở thành “vắc xin tinh thần", góp phần trong cuộc chiến phòng, chống đại dịch.

GS. TSKH Vũ Minh Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo ĐHQG Hà Nội, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có những chia sẻ về vấn đề này.

{keywords}

Nhìn lại lịch sử dân tộc ta, đất nước ta đã trải qua thời kỳ cam go chống giặc ngoại xâm, so với trước đây ông nhìn nhận thế nào về những thử thách đất nước đang phải trải qua thời gian này?

Nước ta sinh cơ lập nghiệp trên vùng đất thuận lợi nhiều, có thiên nhiên ưu đãi. Mảnh đất này có thể coi như biểu tượng trong lòng mỗi người Việt Nam, rộn lên một tình yêu thiết tha khi nhắc đến Tổ quốc, quê hương. Nhưng chúng ta chưa chú ý đến đặc điểm khác đó là vị trí địa chiến lược của Việt Nam, đã tạo ra những hoàn cảnh hết sức khắc nghiệt.

Cho nên nhiều nhà học giả trong và ngoài nước nói rằng dân tộc Việt Nam đã phải vượt qua, phải gồng mình lên để thoát khỏi những tình huống tưởng chừng không thể vượt qua được. Hay nói cách khác, người ta hay dùng hai chữ phi thường để nói về dân tộc ta.

Tuy thiên nhiên ưu đãi nhưng bão lụt quanh năm cho nên chống thiên tai, đắp đê trị thủy mới dẫn đến tinh thần truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái. Nhìn về xa xưa, chúng ta sinh cơ lập nghiệp bên cạnh những đế chế hình thành từ rất sớm, mạnh và nhiều tham vọng. Những điều kiện, hoàn cảnh lịch sử đó đã rèn cho dân tộc Việt Nam một bản lĩnh, sức đề kháng, sức mạnh.

Việt Nam không phải chỉ một lần mà liên tục phải ứng phó với những khó khăn, thử thách đòi hỏi sức mạnh của cả một dân tộc phải được phát huy đến mức cao nhất.

{keywords}

Những khó khăn trong lịch sử mà đất nước từng gặp phải thì ta hay so sánh với nạn ngoại xâm, cho nên ta hay gọi là “giặc”. Ví dụ sau cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà nước non trẻ phải đối phó với nhiều khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gọi những khó khăn lớn nhất là “giặc”: giặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cả dân tộc đã cùng vượt qua, chiến thắng 3 loại giặc đó.

Điểm lại như thế để hiểu được ngày hôm nay, đất nước phải đối mặt với một thử thách có thể nói là hiểm nghèo. Dịch bệnh lan rộng, ngày nào chúng ta cũng được nghe thông tin những con số ca mắc, tử vong. Chính phủ họp bàn thường ngày để bàn các biện pháp đối phó, lực lượng vũ trang, y tế, các tầng lớp… phải gồng mình chống dịch.

Trong lúc này phải thấm nhuần lời kêu gọi của Chính phủ là “chống dịch như chống giặc”, có giặc tức là có chiến tranh. Rõ ràng là chúng ta đang trong một cuộc chiến tranh đặc biệt khi kẻ thù không thể được nhìn bằng mắt và dường như ở đâu cũng có.

Có những lúc gặp khó khăn, thậm chí lúng túng nhưng đó là chuyện bình thường bởi chúng ta chưa từng gặp thử thách giống như thế này. Ngay cả những nước hiện đại, văn minh, có đầy đủ phương tiện khoa học kỹ thuật họ còn khó khăn như thế.

Từ câu chuyện lịch sử, trong hoàn cảnh hiện nay, bài học cho chúng ta lời giải đó là phải tiến hành một cuộc “chiến tranh nhân dân”, tức là Chính phủ chỉ đạo sáng suốt nhưng phải được sự ủng hộ mãnh liệt, mạnh mẽ từ nhân dân.

Ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên xâm lược là minh chứng sự đoàn kết khi “Vua tôi đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”. Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thế kỷ XV,  Nguyễn Trãi từng nói “Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đúc kết “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Đến bây giờ dịch bệnh khó khăn, chưa bao giờ hai từ “Đoàn kết” lại được nhắc đến nhiều như vậy. Ông đánh giá thế nào về tinh thần đoàn kết trong thời kỳ này?

Đoàn kết ở đây là không phải chỉ là sự liên kết với nhau trong một thời điểm khó khăn nhất định mà cần sự thống nhất ý chí thì đoàn kết mới bền vững. Trong bối hoàn cảnh hiện nay, sự đoàn kết thể hiện trước hết ở lòng tin của tất cả nhân dân đối với sự điều hành của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ.

Muốn được như vậy phải làm công tác tư tưởng, tuyên truyền tốt hơn nữa. Nhiều người chưa hình dung, ý thức được đây là một cuộc chiến, vẫn có những vi phạm, sự không chấp hành nghiêm các quy định chống dịch…

Khi Chính phủ ra lời hiệu triệu, tôi cho rằng mỗi người dân phải ý thức, vượt lên trên chính bản thân, ở đây không còn là một cuộc bình thường nữa mà là một cuộc sống trong thời chiến.

Thứ hai, đó là sự góp công sức của cá nhân vào công cuộc chung đó, bởi đoàn kết không chỉ là nói miệng, không chỉ hô khẩu hiệu mà phải tham gia vào.

{keywords}

Những người có của cải vật chất thì đóng góp, minh chứng là quỹ vắc xin do Chính phủ phát động đã lên tới hơn 8.000 tỷ từ đóng góp của nhân dân, hay những hành động thiện nguyện  giúp cho hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ thêm chính quyền địa phương….

Đấy chính là góp sức của mình vào công cuộc, sự nghiệp chung “chống dịch như chống giặc”. Nhưng việc góp sức không phải chỉ như vậy mà còn thể hiện mình phải nghiêm chỉnh chấp hành những quy định chống dịch, đảm bảo an toàn xã hội. Tôi cho rằng sự đóng góp này rộng hơn, ai cũng có thể làm được và cần lan tỏa nhiều hơn.

Cho nên, mỗi người phải tìm ra chỗ đứng của mình trong cuộc chiến chống dịch, tìm ra việc mình có thể đóng góp rồi mới tính đến câu chuyện tương thân tương ái.

Tôi hiểu đoàn kết phải cụ thể và hiện hữu như thế.

{keywords}

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là lời hiệu triệu toàn Đảng, toàn dân phát huy truyền thống tương thân, tương ái, đoàn kết của dân tộc; cùng với đó là Chính phủ, Quốc hội và nhiều tổ chức chính trị khác cũng ra lời kêu gọi toàn dân chống dịch. Ông thấy chuyển động từ những lời hiệu triệu, kêu gọi đồng lòng này như thế nào?

Cho đến hôm nay tất cả những quyết sách, chỉ thị và đặc biệt là những lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội… đều toát lên một điều là đất nước ta đang trong tình cảnh vô cùng khó khăn và lãnh đạo Đảng, Nhà nước đang có quyết tâm rất cao trong cuộc chiến này.

Nhìn từ góc độ lan tỏa hiệu ứng, tôi thấy nhân dân rất ủng hộ. Đây chính là cơ sở cho niềm tin rằng dường như chúng ta đang ngày càng thắt chặt hơn, cùng nhìn về một hướng, trên dưới đồng lòng.

Công cuộc chống dịch là vô cùng khó khăn, phức tạp và chắc chắn chưa thể kết thúc trong một thời gian ngắn, nhưng những lời kêu gọi, hiệu triệu truyền một niềm tin mãnh liệt rằng chúng ta hoàn toàn có thể vượt qua.

Tôi nhớ lại thời kỳ chiến tranh khi tôi đeo ba lô lên đường ra trận năm 1972, cũng trong tâm thế không biết bao giờ kết thúc chiến tranh nhưng trong mình lúc nào cũng có niềm tin dứt khoát là sẽ toàn thắng - đó là một sức mạnh, một động lực để tôi và đồng đội đi tới.

{keywords}

Ngày nay cũng như vậy, chúng ta không biết bao giờ thì dịch bệnh chấm dứt nhưng với quyết tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã cho người dân một niềm tin. Mà theo tôi niềm tin bây giờ là một thứ thuốc thần, là một sức mạnh, giống như “vắc xin tinh thần”.

Nhìn lại truyền thống lịch sử, thấy rõ hơn bao giờ hết cần củng cố đội ngũ, củng cố tinh thần, niềm tin.

Chính phủ gần như ngày nào cũng họp bàn và nói về vấn đề này, Thủ tướng “chạy đôn chạy đáo” để ngoại giao vắc xin, bằng mọi biện pháp để chúng ta có thêm vắc xin, một giải pháp căn cơ để có thể có miễn dịch cộng đồng. Rồi lãnh đạo vào vùng tâm dịch để kiểm tra, có những lời động viên. Những hành động cụ thể ấy đem lại niềm tin cho người dân.

Người ta nhìn Việt Nam chống dịch có vẻ như không giống các nước khác là bởi vì hoàn cảnh lịch sử, văn hóa của ta khác. Dân tộc ta luôn luôn chủ động, tạo ra sự gắn kết chặt chẽ giữa người dân và chính quyền, người dân không ngồi đấy, đòi hỏi hay là trông chờ, ỷ lại chính quyền. Người dân Việt Nam xưa nay luôn góp sức chung tay để chiến thắng được những kẻ hung hãn, như bây giờ là đại dịch.

Có thể thấy bài học về lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết đang được phát huy cao độ trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 hiện nay, trong 2 năm qua, hình ảnh nào cho ông cảm xúc, ấn tượng nhất về công cuộc chống dịch của nước ta?

Trong 2 năm qua kể từ khi dịch bùng phát, rõ ràng chúng ta lâm vào hoàn cảnh khó khăn chưa từng có nhưng từ đây những câu chuyện về tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái nhiều vô cùng. Tôi ví dụ như việc Thủ tướng đứng ra kêu gọi đã tạo ra khí thế rất mạnh mẽ và lan tỏa trong nhân dân rất nhanh.

Tinh thần “chống dịch như chống giặc” cũng khiến bản thân tôi có sự chuyển biến rất mạnh trong cảm xúc. Khi mình đang sống trong thời bình, trong điều kiện tốt thì bây giờ phải sống trong thời chiến. Khi đã trong thời chiến có lẽ phải hành động như ý câu nói Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn từng nói: trên dưới đồng lòng, anh em hòa thuận, cả nước góp sức.

{keywords}
GS. TSKH Vũ Minh Giang

Cán bộ, chiến sĩ quân đội sẵn sàng nhường nơi ở, sinh hoạt của mình làm khu cách ly. Hàng nghìn y bác sĩ không quản hiểm nguy, túc trực 24/7 tại vị trí phân công. Hàng nghìn sinh viên tình nguyện sẵn sàng lên đường. Hàng trăm khách sạn trở thành nơi cách ly. Hàng nghìn tỷ đồng đã được quyên góp. Việt Nam giang rộng vòng tay đón hàng trăm nghìn công dân trở về....

Hay vừa rồi, tôi cũng ấn tượng về anh Vũ Quốc Cường – một con người tích cực làm thiện nguyện, nấu cơm chay nhưng không may qua đời khi chính anh vì cộng đồng mà nhiễm Covid-19.

Những tấm gương như anh Cường ngoài xã hội vô cùng nhiều. Chính những hành động, việc làm, những con người đó cho thấy lịch sử như tái hiện lại. Nó là cơ sở để dân tộc ta có thể vượt qua muôn vàn khó khăn, làm nên những kỳ tích trong tương lai.

Trần Thường thực hiện

Thiết kế: Trọng Tạo - Ảnh: Phạm Hải - Thanh Tùng

Bình minh của cuộc sống bình yên sẽ sớm trở lại

Bình minh của cuộc sống bình yên sẽ sớm trở lại

Sáng 1/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Lễ kỷ niệm 76 năm ngày Quốc khánh 2/9. VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Thủ tướng tại Lễ kỷ niệm.