- Phú Yên và Bình Định trong 2 ngày nay nước lũ dồn dập đổ về khiến nhiều nơi bị cô lập. Người dân bơ phờ chạy lũ, vác đồ đạc lên khu vực đường tàu.

Tại Phú Yên: Nước lũ dồn về huyện Đồng Xuân đêm qua khiến 11 xã, thị trấn bị cô lập hoàn toàn. Người dân nháo nhào dồn về khu vực đường tàu.

Sáng nay, tuyến đường ĐT 641, đoạn từ thị trấn Chí Thạnh (huyện Tuy An) đi thị trấn La Hai (huyện Đồng Xuân) ngập sâu trong nước.

Bà Nguyễn Thị Hương, một người dân thôn Định Trung 2 cho biết, nước lớn lúc 22h đêm qua tràn vào nhà. Người dân vội vàng sơ tán dắt bò và ôm đồ đạc lên đường sắt.

{keywords}

{keywords}

Nước lũ nhấn chìm xe máy của người dân ở xã An Định (huyện Tuy An)

Ông Ngô Văn Hùng, ở Xóm Y, thôn Định Trung 2 cho hay: "Nước lên nhanh, đồ  đạc, ti vi, tủ lạnh...phải liên tục di chuyển. Lúa thóc, quần áo ướt hết. Nhiều nhà không có gạo ăn".

Tại huyện Đồng Xuân, 11 xã, thị trấn bị cô lập hoàn toàn.

{keywords}

{keywords}

 Người dân dạt lên đường tàu tránh lụt

Trưa nay, ông Nguyễn Thanh Tân (41 tuổi) chủ doanh nghiệp Danh Tân, ở thị trấn La Hai, Đồng Xuân đã được cứu sống sau 11 giờ sống trên “đọt tre”.

Trước đó, chiều tối 2/11, ông Tân cùng 4 người trong đội cứu hộ (trong đó có Phó chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân Nguyễn Hữu Từ) đi ca nô tham gia cứu hộ một xe khách bị kẹt lũ chết máy ngay tại dưới chân cầu sắt La Hai. Khi ca nô đi qua sông Kỳ Lộ chui dưới chân cầu sắt chỗ khúc cua thì ca nô bị lật úp.

Một số người bị trôi xuống sông, do có áo phao nên trôi tấp vào bụi tre cách đó 50m được người dân cứu sống. Riêng ông Tân mất tích. Đến rạng sáng nay, ông Tân  được phát hiện đang đu trên ngọn một bụi tre tại khu vực thôn Tân Long, xã Xuân Sơn Nam.

{keywords}

Tuyến đường ĐT 641 đoạn qua xã An Định bị ngập sâu

Đến chiều nay, trên địa bàn tỉnh đã có 7 người chết và mất tích. Hiện các địa phương đang tập trung cứu dân ở những vùng bị ngập.

Ông Trần Quốc Huy, Trưởng phòng NN-PTNT - Phó Ban chỉ huy phòng chống lụt bão huyện Đồng Xuân cho biết: Toàn huyện di dời hàng ngàn hộ dân vùng trũng thấp lên cao. 

Trong khi, người dân chưa kịp trở tay với lũ dâng trong đêm, thì 10h30 sáng nay, hồ Phú Xuân xả lũ nên nguy cơ nước lụt tiếp tục dâng cao.

Chiều cùng ngày, nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ đã tăng lưu lượng xả lũ (kể cả 400m3 nước chạy máy phát điện) lên 10.400 m3/s; hồ chứa nước Phú Xuân đã vận hành điều tiết xả lũ 2 cửa tràn với lưu lượng xả 514 m3/s và hồ chứa nước Đồng Tròn xả một cửa 271 m3/s...

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Phú Yên dự báo trong 24h tới mực nước các sông tiếp tục dâng, đạt hoặc trên mức báo động 3 từ 2-3m.

Để phòng tránh lũ, ngập lụt, UBND tỉnh Phú Yên đã phát công điện yêu cầu các địa phương theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, thực hiện phương châm “ 4 tại chỗ”.


{keywords}

Người dân di chuyển ti vi, tủ lạnh lên đường sắt

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Người dân xã An Định khốn khổ chạy lũ khi nước dâng cao gần áp mái nhà.

Bình Định: Trong sáng nay, hơn 30 ngàn học sinh các cấp trên địa bàn huyện Tuy Phước phải nghỉ học và gần 15.000 công nhân ở các xã khu Đông của huyện không thể đến nơi làm việc vì bị nước lũ chia cắt.

{keywords}

Đường từ trung tâm xã Vĩnh Kim về thôn Đắk Tra bị sạt lở nghiêm trọng.

{keywords}

Một đoạn từ trung tâm huyện Vĩnh Thạnh đi trung tâm xã Vĩnh Kim bị nước lũ cuốn trôi, đứt gãy gây chia cắt giao thông.

{keywords}

Nước lũ từ thượng nguồn đổ về với cường độ mạnh khiến tuyến đường về làng Đắk Tra bị chìm trong nước.

Tại TP Quy Nhơn mưa lớn kéo dài cũng đã cô lập nhiều khu dân cư. Các lực lượng đã tiến hành di dời các hộ dân ngập sâu trong nước đến nơi cao ráo.

Trưa nay, ông Lê Văn Đẩu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh, cho biết, mưa lớn những ngày qua đã cuốn trôi, gây sạt lở nghiêm trọng tuyến đường Vĩnh Sơn - Vĩnh Kim và đường ven hồ Định Bình.

{keywords}

Các khu dân cư ở huyện Tuy Phước trắng xóa nước.

Đây là đoạn đường duy nhất để người dân đi lại, giao thương về trung tâm huyện Vĩnh Thạnh của hơn 500 hộ dân sinh sống tại 6 thôn.

Hiện tại, huyện đã kiến nghị Sở GTVT sớm quan tâm, đầu tư cầu sắt để bắt qua đoạn đường bị hư hỏng này tạo điều kiện cho nhân dân đi lại.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Trên địa bàn huyện Tuy Phước, thị xã An Nhơn và TP Quy Nhơn nhiều nơi nước lũ bao vây, cô lập trong chiều 3/11.

Đến tối cùng ngày, mưa lũ đã làm hàng trăm ngôi nhà sập, tốc mái, ngập nước và bị cô lập. Mưa lũ cũng làm 14km đường giao thông nông thôn bị sạt lở, hàng nghìn héc ta lúa bị hư hỏng, gia cầm, gia súc chết.

{keywords}
Người dân phải lên đường sắt để di chuyển

Tuy Phước là một trong những huyện bị thiệt hại nặng nhất trong đợt lũ này.

Ông Trần Kỳ Quang, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Phước cho biết, mưa lũ khiến 8/13 xã, thị trấn bị chia cắt.

Mạnh Hoài Nam - Huyền Trang