Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm, tôi sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải chịu một số phận khổ sở ngược lại”.

Đây là đoạn cuối của lời thề Hippocrates mà ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, các thầy thuốc phải đọc khi chuẩn bị ra trường để hành nghề. Lời thề này được các sinh viên Y khoa đọc và nguyện làm theo trong lễ tốt nghiệp.

Nhìn lại thực tế thời gian qua, có những thầy thuốc vốn đang nhận được sự nể trọng của mọi người, bỗng chốc họ thành kẻ phạm tội, phải tra tay vào còng số 8. Phải chăng, lời thề Hippocrates đang “ám” vào những người đã phản bội lại lời thề.

Khi bác sỹ bắt tay với doanh nghiệp làm điều xấu

Vào tháng 4/2020, khi tình hình dịch Covid- 19 đang căng thẳng với nhiều ổ dịch xuất hiện ở các địa phương, việc ông Nguyễn Nhật Cảm (Giám đốc CDC Hà Nội thời điểm đó) bị bắt để điều tra hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng đã gây xôn xao dư luận.

{keywords}
Ông Nguyễn Nhật Cảm tại tòa

Trước khi bị bắt, cựu Giám đốc CDC Hà Nội được biết đến là Phó Giáo sư, Tiến sỹ Y khoa, tâm huyết với nghề, có nhiều đóng góp cho ngành Y tế Hà Nội, hệ thống Y tế dự phòng cả nước…

Tuy nhiên kết quả điều tra cho thấy, ông Cảm đã có cuộc gặp với Nguyễn Ngọc Nhất (cựu nhân viên Công ty TNHH Phát triển khoa học Vitech) tại phòng làm việc của ông để bàn bạc, thống nhất việc mua, bán hệ thống Realtime PCR tự động.

Theo lời khai của Nhất tại CQĐT, người này biết ông Cảm từ khoảng năm 2018. Sau Tết Nguyên đán 2020, ông Cảm gọi điện cho Nhất để được tư vấn về hệ thống Realtime PCR tự động của hãng Qiagen - Đức mà CDC Quảng Ninh đang sử dụng.

Sau đó, hai bên đi đến thống nhất việc Nhất bán hệ thống này cho CDC Hà Nội với giá 7 tỷ đồng và sẽ chi phí 15% lợi nhuận cho ông Cảm.

Khoảng giữa tháng 3/2020, gói thầu mua Hệ thống Realtime PCR tự động cho CDC Hà Nội bị CQĐT phát hiện sai phạm. Thiệt hại trong vụ án được xác định là hơn 5,4 tỷ đồng.

Trong một diễn biến khác, vào hồi tháng 4, CQĐT hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quốc Anh cùng Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Công nghệ y tế BMS Phạm Đức Tuấn và đồng phạm.

Trước khi bị bắt, năm 2009, PGS-TS Nguyễn Quốc Anh được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Ông từng được tặng nhiều danh hiệu cao quý, như: "Thầy thuốc ưu tú"; "Thầy thuốc nhân dân"…

{keywords}
Ông Nguyễn Quốc Anh

Ông Tuấn là người đại diện theo pháp luật, ngồi ghế Chủ tịch HĐQT Công ty BMS, là người điều hành, chỉ đạo toàn diện các hoạt động.

Theo kết quả điều tra, ông Quốc Anh và ông Tuấn đã bắt tay với nhau cùng đi đến một thỏa thuận để BMS lắp đặt hệ thống robot Rosa tại Bệnh viện Bạch Mai.

Ông Tuấn thừa nhận, tổng giá trị hệ thống robot Rosa cộng với chi phí vận chuyển, lắp đặt cho đến khi vận hành tại Bệnh viện Bạch Mai chỉ hơn 7,4 tỷ đồng.

Nhưng bằng thỏa thuận, thống nhất với ông Quốc Anh và việc hợp thức hóa thủ tục định giá robot Rosa 39 tỷ đồng, Công ty BMS đã được Bệnh viện Bạch Mai cho hưởng số tiền khấu hao thiết bị không đúng thực tế là hơn 23 triệu đồng/ca.

Với 551 ca đã được Bệnh viện Bạch Mai thanh toán, ông Tuấn và Công ty MBS được hưởng lợi số tiền khấu hao chênh lệch không đúng quy định hơn 9,1 tỷ đồng.

Ông Tuấn khai tại CQĐT rằng, từ tháng 5/2016 đến cuối năm 2019 đã đưa cho ông Quốc Anh nhiều lần số tiền khoảng 400 triệu đồng và 10.000 USD.

Quan chức ngành Y ‘nhúng chàm’

Tháng 10/2019, TAND TP.HCM tuyên phạt ông Nguyễn Minh Hùng (cựu Chủ tịch, kiêm TGĐ Công ty VN Pharma) mức án 17 năm tù vì tội Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh.

Từ vụ việc này, CQĐT làm rõ ở giai đoạn 2 của vụ án, đằng sau sai phạm của doanh nhân Hùng có cả trách nhiệm của lãnh đạo ngành Y tế.

Liên quan đến vụ án, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường bị cho là đã có hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Kết quả điều tra cho thấy, giai đoạn 2007- 2016, ông Cường ngồi ghế Cục trưởng Cục Quản lý Dược.

Ông đã thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định, xét duyệt và cấp số đăng ký đối với 7 loại thuốc giả gắn nhãn Health 2000 Canada; thiếu giám sát, kiểm tra, kiểm soát hoạt động của nhóm chuyên gia thẩm định và bộ phận thường trực đăng ký thuốc.

Sau khi 7 loại thuốc trên được nhập khẩu vào Việt Nam, Nguyễn Minh Hùng và các bị can trong vụ án đã tiêu thụ được lô thuốc giả có tổng trị giá trên 151 tỷ đồng.

Ông Cường nhận được thông tin phản ánh thuốc Health 2000 Canada nhập nhằng về nguồn gốc, xuất xứ nhưng đã không chỉ đạo đình chỉ lưu hành, thu hồi để tiêu hủy đối với 7 loại thuốc.

Sai phạm của ông Cường khiến nhiều bệnh nhân phải sử dụng thuốc giả, gây thiệt hại hơn 50,6 tỷ đồng.

Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả năng và sự phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công”, trích dẫn Lời thề Hippocrates để thấy rằng, ông Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Quốc Anh và Trương Quốc Cường đều đi ngược lại lời thề.

Đến nay, ông Cảm đã nhận 10 năm tù.

Ông Trương Quốc Cường bị đề nghị truy tố tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng theo quy định tại Điều 360, khoản 3, BLHS 2015. Theo đó, khung hình phạt cao nhất lên đến 12 năm tù.

Ông Nguyễn Quốc Anh bị truy tố tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 356 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Theo đó, hình phạt tù cao nhất cho tội này là 15 năm.

Bác sĩ dính vòng lao lý, lỗi cơ chế hay do lòng tham?

Bác sĩ dính vòng lao lý, lỗi cơ chế hay do lòng tham?

Bác sĩ vốn được kính trọng gọi là “thầy thuốc”. Nhưng gần đây, liên tục những vụ sai phạm xảy ra tại các bệnh viện khiến những người mặc áo blouse trắng phải tra tay vào còng số 8.

T.Nhung