- Mỗi khi có ông nào đấy ở DNNN được trả 1-1,5 tỷ/năm thì cả xã hội xôn xao. Vấn đề không phải là họ nhận được bao nhiêu, mà là làm ra bao nhiêu tiền, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ (CIEM) Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh.

Tăng lương cơ sở lên 1,49 triệu đồng/tháng từ tháng 7/2019
Người đàn ông ở Sài Gòn lương hưu cao nhất nước: Hơn 100 triệu

Tại hội nghị Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, trọng tâm là các tập đoàn, tổng công ty sáng nay, ông Nguyễn Đình Cung nêu  3 hạn chế khiến DNNN khó phát triển , trong đó có tình trạng chủ sở hữu giao cho những người quản lý DN những chỉ tiêu rất thấp.

{keywords}
Ông Nguyễn Đình Cung

Quan trọng là họ làm ra bao nhiêu tiền

“Đáng lẽ chủ sở hữu không thể chấp nhận một tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lãi suất đi vay, ít nhất cũng tương ứng như các cổ đông trên thị trường chứng khoán”, ông Cung lưu ý.

Cùng với đó là tình trạng DNNN không được tự chủ trong hoạt động kinh doanh, rất gò bó, ràng buộc và không để cho DNNN hoạt động theo thị trường.

{keywords}
Ảnh: VGP

“Phổ biến là không được tuyển dụng, sử dụng, trả lương cho cán bộ, người lao động theo nguyên tắc thị trường. Mỗi khi có ông nào đấy ở DNNN được trả 1-1,5 tỷ đồng thì cả xã hội xôn xao. Vấn đề không phải là những người này nhận được bao nhiêu tiền mà quan trọng là họ làm ra bao nhiêu tiền”, Viện trưởng CIEM nhấn mạnh.

Viện trưởng CIEM đề nghị Chính phủ, Thủ tướng thông qua UB Quản lý vốn giao các tập đoàn và tổng công ty nhà nước những nhiệm vụ và chỉ tiêu đủ cao để chỉ những người nỗ lực tối đa mới có thể hoàn thành nhiệm vụ.  

“Không phải giao những nhiệm vụ bất cứ ai cũng có thể hoàn thành. Chúng ta với tư cách chủ sở hữu không thể chấp nhận tỷ suất lợi nhuận thấp hơn lãi suất cho vay, ít nhất phải cao hơn gấp 2 lần. Như thế, hãy chọn đầu tư, gây áp lực cho nhà đầu tư, nên tập trung vào những DN làm ăn có hiệu quả, không làm ăn tràn lan”, ông Cung lưu ý.

Viện trưởng CIEM dẫn chứng, hiện DN đứng thứ 500 trong danh sách tập đoàn lớn nhất thế giới có doanh thu 24 tỷ đô la (2017) còn 3 DN lớn nhất của Việt Nam mới khoảng 11 tỷ đô.

“Tôi cho rằng phải tập trung vào DN kinh doanh có hiệu quả để vài năm nữa ta có một vài DN xếp hạng thứ 500, ít nhất là như vậy”, ông Cung đề nghị tháo bỏ những ràng buộc để DNNN có quyền tự chủ kinh doanh. 

Ai thuê, ai bổ nhiệm người đó đánh giá trả lương

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Doãn Mậu Diệp cho hay, Bộ nhận rất nhiều kiến nghị của các tập đoàn, địa phương liên quan đến vấn đề tiền lương.

Các ý kiến đề nghị tăng cường tự chủ về tiền lương, còn nhà nước chỉ giữ cơ chế lương tối thiểu nhưng có theo dõi chi trả lương theo chức danh đại diện chủ sở hữu nhà nước và DN.

Có địa phương đề nghị xem lại chính sách tiền lương cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khi tiền lương giữa các chức danh quản lý với người lao động chênh lệch quá lớn từ 10 - 20 lần. Cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng tiền lương của các chức danh người quản lý quá nhỏ nên vai trò của người đứng đầu công ty không được rõ. 

"Như anh Cung nói, xem người ta làm ra bao nhiêu tiền chứ không phải trả chừng nào tiền. Tuy nhiên, DN không phải chỉ có một người, cho nên khi xét lương không thể để chênh lệch quá nhiều và cố gắng làm sao để có sự chia sẻ", Thứ trưởng Diệp phân tích.

Theo ông, qua các ý kiến cho thấy trong thời gian tới, cần phải cân nhắc kỹ chính sách tiền lương, nhất là của các tập đoàn, tổng công ty.

Ông cũng thông tin thêm, tinh thần cải cách tiền lương là giao cho DN xây dựng thang bảng lương. Với tư cách chủ sở hữu, nhà nước khoán tiền lương của người lao động và ban giám đốc gắn với năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.

"Quy định về đánh giá chi trả tiền lương, thưởng giữa người lao động với ban giám đốc, HĐQT một thành viên theo nguyên tắc ai thuê, ai bổ nhiệm thì người đó đánh giá trả lương", ông Diệp nói.

Ngoài ra ông cũng cho biết, việc xác định tiền lương trong DNNN còn là nhiệm vụ bình ổn thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiệm vụ công ích được giao. Cho nên phải có một cơ chế tiền lương cho những DN loại này. 

Cam kết nếu không hoàn thành nhiệm vụ, Chủ tịch, Tổng giám đốc từ chức

Chia sẻ kinh nghiệm cổ phần hoá thành công, Chủ tịch VNPT Trần Mạnh Hùng nhấn mạnh tinh thần đã làm cách mạng thì phải toàn diện và triệt để, không làm thì thôi.

“Chúng tôi cũng phải cam kết, nếu không hoàn thành nhiệm vụ tái cơ cấu thì Chủ tịch, Tổng giám đốc xin từ chức thì lãnh đạo bộ mới ký những quyết định trình gửi Chính phủ thông qua đề án tái cơ cấu. Muốn thực hiện tái cơ cấu thì tinh thần quyết tâm phải rất cao, nếu làm nửa vời sẽ không thể có được kết quả”, ông Hùng nói.

Theo Chủ tịch VNPT, mục tiêu của tập đoàn là chuyển sang 4.0 với tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm.


Lương sếp DN sang làm lãnh đạo nhà nước sẽ biến động thế nào?

Lương sếp DN sang làm lãnh đạo nhà nước sẽ biến động thế nào?

Bộ Nội vụ vừa trưng cầu ý kiến dự thảo thông tư sửa đổi khoản 8 mục III thông tư số 79/2005 về hướng dẫn chuyển xếp lương đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc...

Lương bộ trưởng có thể tăng bứt phá hơn 33 triệu đồng

Lương bộ trưởng có thể tăng bứt phá hơn 33 triệu đồng

Lương khởi điểm khu vực nhà nước sẽ tăng lên 4,14 triệu đồng. Lương chuyên gia cao cấp bậc 3 tương đương lương bộ trưởng có thể hơn 33 triệu.

'Lương lãnh đạo DN nhà nước quá cao'

'Lương lãnh đạo DN nhà nước quá cao'

“Mức lương tối thiểu hiện nay chưa bảo đảm mức sống tối thiểu, tiền lương của lãnh đạo DNNN quá cao so với hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN…, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu bất cập.

Thu Hằng