Ở Cao Bằng, các nghề, làng nghề đã có từ rất lâu; người dân vẫn lưu giữ, say mê với nghề. Công nghiệp sản xuất, chế biến hàng tiêu dùng phát triển, có nhiều sản phẩm có thể thay thế các sản phẩm từ làng nghề, tuy nhiên sản phẩm từ các làng nghề được làm thủ công có nét đặc trưng riêng, được duy trì, sử dụng theo phong tục tập quán của người dân nên vẫn có vị trí khác biệt trên thị trường, được duy trì và phát triển.

Làng sản xuất hương Phja Thắp, tỉnh Cao Bằng từ lâu đã khá nổi tiếng và mô hình làm hương sạch này đã góp phần làm giàu cho vùng đất rẻo cao.

Làng Phja Thắp nằm trong thung lũng rộng lớn, một bên là núi cao, một bên là đường lớn để đi lên biên giới Cao Bằng. 

Không rõ ai là người đầu tiên mang nghề này về làng, chỉ biết rằng, hàng trăm năm nay, từ thế hệ này qua thế hệ khác, người dân nơi đâu ngoài lúc làm nông ra thì phần lớn thời gian là lên rừng lấy lá bơ hắt về để làm hương.

{keywords}
Làng sản xuất hương Phja Thắp, tỉnh Cao Bằng từ lâu đã khá nổi tiếng và mô hình làm hương sạch này đã góp phần làm giàu cho vùng đất rẻo cao.

Để làm ra một que hương nhỏ xíu, đầu tiên là chuẩn bị bột làm hương, mọi người phải lên rừng hái lá bơ hắt, mọc tự nhiên bên những vách đá về, phơi khô rồi tán bột mịn như bột gạo. Hoàn toàn không dùng hóa chất, lá bơ hắt đóng vai trò như chất keo kết dính tự nhiên giữa các loại bột với que hương. Sau đó bột trộn thêm vỏ cây nghiến đỏ, mùn cưa, cây thung, cây mạy khảo… để tạo mùi. 

Làm hương rất vất vả, đòi hỏi cả sức vóc của nam giới lên rừng tìm lá, chặt tre, vừa phải đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận của phụ nữ. Từ đầu năm, những người đàn ông trong làng đã đi tìm những cây mai già, cứng chắc, dóng dài, thẳng để chẻ que làm chân hương. Que thường có hai kích cỡ, cỡ lớn là 40 cm, cỡ nhỏ là 30 cm. Dù hiện nay đã có máy chuốt que, nhưng người làng Phja Thắp vẫn chọn cách làm thủ công, bởi như vậy họ có thể ước lượng chính xác độ cứng của que, không mỏng quá không dầy quá. Để lấy được cây bơ hắt, người Nùng An phải lên rừng từ 4h sáng mặc mưa lạnh, sương muối rét thấu xương của vùng rừng núi. 

{keywords}
Làm hương rất vất vả, đòi hỏi cả sức vóc của nam giới lên rừng tìm lá, chặt tre, vừa phải đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận của phụ nữ.

Xong công đoạn chuốt tre, nghiền lá hắc bơ, người làng chuẩn bị sẵn một mẹt lớn đổ bột khô. Bên cạnh là một xô nước sạch. Que mai đã chẻ được nhúng vào nước, sau đó lăn qua hỗn hợp bột trộn sẵn. Lăn đều tay, không nhanh không chậm để bột kết dính đều, tạo thành một lớp màu vàng phủ quanh que mai. Lặp lại 4 lần các công đoạn đó, tay thoăn thoắt làm để bột không bám dày quá hay mỏng quá, ảnh hưởng đến chất lượng hương. Khi ra lò, que hương nào cũng tròn đều tăm tắp, để khô khoảng 15 phút là có thể mang hương đi phơi.

Chẳng thấy người dân nơi đây đeo khẩu trang bảo vệ sức khoẻ, họ cứ thoăn thoắt đảo tay để hương bám đều, không bị vón cục. Khi được hỏi, người Nùng An khá tự tin mà khoe rằng, phần vì đeo khẩu trang không quen, khó thở, phần vì nguyên liệu toàn lá cây, hương sạch nên họ không cảm thấy sợ hãi.  

{keywords}
Nghề làm hương phụ thuộc nhiều vào thời tiết.

Nghề làm hương phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Nắng đẹp thì phơi một ngày là khô. Còn nếu trời âm u thì có thể 3 ngày. Vào mùa đông, gió hanh hao cũng giúp cho hương khô nhanh hơn. Ở đây, bà con không dùng lò sấy để làm khô hương bởi tác động của nhiệt độ cao sẽ làm rụng bột hương. Bình thường, bà con tận dụng khoảng sân, bờ bê tông cạnh đường để phơi hương. Từng que hương thành phẩm được tỷ mẩn cắm trên các ống đá hình tròn, mỗi ống có từ 7 đến 10 que.

Cây hương tỏa đều ra bốn phía để đảm bảo nhanh khô. Sau đó, người làm sẽ nhuộm chân hương màu đỏ - thứ màu làm từ những nguyên liệu thiên nhiên rồi phơi tiếp cho khô hoàn toàn rồi mới mang về nhà, chia thành bó nhỏ chuẩn bị đem bán. Cũng có những khách hàng không thích nhuộm màu, thế là người Nùng An lại làm cả loại hương mộc, không nhuộm gì cả. 

{keywords}
Với 51 hộ dân ở Nùng An, làm hương không chỉ mang lại nguồn thu, mà còn để giữ gìn những giá trị truyền thống của người Nùng cho hậu thế, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Khi cuối thu đầu đông, hết vụ lúa, bà con dọn sạch gốc rạ, phơi hương ra ruộng. Đây cũng là vụ lớn nhất trong năm để chuẩn bị cho dịp Tết Nguyên Đán. Mỗi người trong nhà đều tự nguyện đảm nhiệm công việc của mình, trẻ nhỏ đã biết giúp bố mẹ phơi hương, bó hương, người già ngồi lăn bột, chuốt que. Phụ nữ, thanh niên mang hương tới chợ bán. Những phiên chợ trong vùng đều có những người làng Phja Thắp tới bán hương.

Làng sản xuất hương Phja Thắp, tỉnh Cao Bằng từ lâu đã khá nổi tiếng và mô hình làm hương sạch này đã góp phần làm giàu cho vùng đất rẻo cao.

Những năm trở lại đây, làng Phia Thắp bắt đầu làm du lịch cộng đồng, đón khách thập phương về nghỉ ngơi, tìm hiểu cuộc sống của làng. Trải nghiệm làm hương là một trong những chương trình hấp dẫn du khách. Đây cũng là cách để tuyên truyền quảng bá sản phẩm, thương hiệu, gắn làng nghề với những địa danh, địa chỉ văn hóa du lịch để tạo ra sản phẩm hấp dẫn, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho bà con, cũng là điểm nhấn khi tới mảnh đất Cao Bằng.

Bài: Nguyễn Thị Kim Chi - nhóm PV
Ảnh: Vũ Việt Bảo Phùng - nhóm PV