Câu chuyện được Phó vụ trưởng Vụ các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương (Vụ 5), Ban Tổ chức Trung ương Kiều Cao Chung chia sẻ tại Hội nghị triển khai các quy định của Đảng và Nhà nước về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện vào ngày 15/11 vừa qua khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Ông Chung chia sẻ tại hội nghị: “Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam chúng ta nam là 72, nữ là 73. Ai sống hơn được tuổi đó là “lãi trời cho”. Năm 2019, Quốc hội cân nhắc, tính toán nhiều chiều chỉ dám quyết định thực hiện theo lộ trình, để nam là 62 , nữ 60 tuổi nghỉ hưu. Kết luận 58 thực chất là giải pháp tình thế để xử lý những trường hợp cán bộ lãnh đạo của hội quá lớn tuổi".

Ông dẫn chứng thực tế, ở trung ương vừa qua có những hội bố trí cán bộ lãnh đạo là những bác lớn tuổi quá. Thậm chí "có bác làm Chủ tịch Hội 6 nhiệm kỳ, làm từ lúc cháu sinh ra đến lúc cháu sinh hoạt đoàn, trưởng thành rồi vẫn làm Chủ tịch hội. Đến khi giao cho người trên 60 tuổi, bác vẫn cảm thấy "không yên tâm vì còn trẻ quá”.

{keywords}
Người cao tuổi là đối tượng thụ hưởng sự phụng sự, kính trọng của người thân trong gia đình và xã hội. Ảnh Internet

"Tôi đi dự họp đảng đoàn một số hội cảm thấy rất giống vào viện dưỡng lão thăm các cụ. Các cụ đi họp tầm 5-10 phút là rất mệt mỏi. Có bác hỏi tôi tới 4 lần làm ở đâu, đến lần thứ 4 tôi đáp: thưa bác, cháu vẫn tên là Kiểu Cao Chung, vẫn làm ở Ban Tổ chức Trung ương ”, ông Chung kể.

Đó là một câu chuyện để lại nhiều suy ngẫm.

“Khủng hoảng nhân đạo”

Đây không phải lần đầu tiên vấn đề tuổi lãnh đạo các hội quá cao được đưa ra. 

Nhìn vào thực tế của các hội, tổ chức nghề nghiệp, xã hội về cơ cấu tổ chức nhân sự, tuổi của người đứng đầu các hội, liên hiệp hội, hội nghề nghiệp… đang có xu thế “trăm hoa đua nở” những năm gần đây.

Chưa có thống kê cụ thể, Việt Nam có bao nhiêu hội, hiệp hội nghề nghiệp đang hoạt động. Về tôn chỉ mục đích, các hội, hiệp hội này ra đời quy tụ những người cùng chung ngành nghề, chung lĩnh vực để chia sẻ, giao lưu… mang tính chất nội bộ. Lãnh đạo Hội là người đứng lên chuyển tải, truyền đạt những mong muốn, nguyện vọng của các hội viên, từ đó tăng cường sự đoàn kết, gắn bó, học hỏi, giao lưu, thậm chí chia sẻ cho nhau cả cơ hội…

Tuy nhiên, có những hội, đọc tên đã thấy cả một sự xa lạ.

Vụ việc Nguyễn Xuân Đường – “doanh nhân thành đạt” tại Thái Bình vướng vòng lao lý, bị cơ quan chức năng Thái Bình khởi tố trong đó có tội danh “thu phế, ăn chặn” cả tiền dịch vụ tang lễ. Khi đó, người ta mới ngã ngửa, có một Hội mang tên “Hiệp hội hỏa táng” gồm vài chục cơ sở làm dịch vụ tang lễ liên minh lại, do Nguyễn Xuân Đường thao túng, chi phối để trục lợi tại địa phương này.

Trở lại câu chuyện, một hội nghị công khai, khách quan đã gọi tên đúng, đã nhìn thẳng vào sự thật của một tình trạng kéo dài nhiều năm, đó là sự chây ì, “giữ ghế” của các vị lãnh đạo đứng đầu các hội, hiệp hội… Căn bệnh đó nói như ông Kiều Cao Chung là  “"khủng hoảng nhân đạo" chứ không phải “khủng hoảng nhân sự”.

Thực tế phổ biến hiện nay,  không ít tổ chức xã hội, nghề nghiệp, hội nhóm..., được ra đời xuất phát từ ý tưởng của các vị vốn là lãnh đạo quản lý của một cơ quan, tổ chức nào đó vừa hết tuổi, nghỉ hưu, lập ra một hội mục đích rất to tát nhưng nhiều người cho rằng đó là cách một số vị cân bằng trạng thái... “hiu hắt” sau khi nghỉ công tác, hụt hẫng vì mất một thói quen đã tồn tại bao nhiêu năm qua.

Nhiều hội rất có ý nghĩa và giá trị, nhưng nhiều hội “có cũng được, không có cũng được”.

Người đứng đầu mấy hội nhóm này, thường tuổi cao, hết tuổi lao động,

Góc độ tổ chức cán bộ, Vụ phó Vụ 5 thẳng thắn, đó không phải khủng hoảng nhân sự, đó là khủng hoảng nhân đạo, vì lẽ ra, tuổi của các cụ phải được con cháu phụng dưỡng, chăm sóc, nhưng cụ lại tước đi cái quyền đó của con cháu. Vô hình trung, con cái mang tội bất hiếu khi ông bà, cha mẹ đã “hết tuổi lao động” nhưng vẫn miệt mài lao động, dù đã rất nhiều năm cống hiến cho xã hội.

Hội nghị đã đưa ra một thông điệp mà dư luận đồng tình, đó là “dần dần phải siết chặt lại độ tuổi công tác đối với các hội”, để con cháu họ được có quyền lợi và nghĩa vụ phụng dưỡng, chăm sóc các bậc sinh thành, khi họ đã đến tuổi “xưa nay hiếm” theo đúng đạo lý nhân sinh.

Mang văn bản đến tận giường bệnh của "cụ chủ tịch Hội" để... điểm chỉ 

Ông N.H.K (hội viên một Hội liên quan đến lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật) chia sẻ: người đứng đầu Hội này đã ở tuổi "bát thập cổ lai hy", đã đảm đương chức vụ Chủ tịch hội nhiều nhiệm kỳ, nhưng hiện tại vẫn đang tại vị.

"Đành rằng văn hóa, nghệ thuật liên quan tới cảm xúc,  tố chất nghệ thuật..., nhưng một  yếu tố quan trọng  đầu tiên là sức khỏe. Ngoài ra, người đứng đầu Hội đứng mũi chịu sào, còn có vai trò, trách nhiệm quản lý, dìu dắt để hàng ngàn, hàng vạn hội viên cùng chung chí hướng, xây dựng hội đi lên.

Sự già nua của tuổi tác vô hình chung là lực cản khiến hội trì trệ, không có luồng gió tươi mới thổi hồn, để đấy phong trào đi lên. Giống như cánh diều có nhấc mình lên không trung để tự do ca hát, phải có những cơn gió mát lành, mạnh mẽ nâng đỡ nó" -  ông N.H.K cho biết.

Chung quan điểm, ông N.H.H, cổ đông sáng lập một trường Đại học dân lập trên địa bàn Hà Nội, trực thuộc một hội về kinh tế cho biết: chủ tịch hội đương nhiệm hội này năm nay đang bước sang tuổi 93, nhưng vẫn giữ pháp nhân của hội. Mấy năm gần đây, cụ vẫn "ủy quyền" cho một cấp phó đại diện thay mình, nhưng chữ ký, con dấu pháp nhân của hội, cụ vẫn là người đại diện.

"Vừa qua, có một số sự cố của một vài đơn vị trực thuộc hội, vì cụ tuổi cao sức yếu, tật bệnh, trí tuệ con người có giới hạn, không vượt qua được quy luật sinh lão bệnh tử của tạo hóa, một số người đã "mạo danh" cụ, tự ý soạn thảo văn bản, quyết định rồi đưa đến giường bệnh của cụ, lăn dấu vân tay điểm chỉ, scan chữ ký... của cụ để tạo văn bản hợp pháp. Giấy trắng mực đen, ai cũng bất bình, phẫn nộ" - ông H. nói.

"Khi các vị chủ tịch Hội còn sức khỏe, trí tuệ mẫn tiệp, đó là những khối óc, tài năng, tâm huyết xây dựng phong trào, dìu dắt hội đi lên. Tuy nhiên, vì tuổi cao sức yếu, lực bất tòng tâm, các cụ không còn đủ sức khỏe chứ chưa nói tới trí tuệ, sự minh mẫn để điều hành công việc của hội. Chính vì thế, hội ngày càng trì trệ, cằn cỗi, thiếu sức sống, không còn động lực phát triển. Các cụ tuổi cao, nếu nhường cho thế hệ trẻ kế cận, họ sẽ kế thừa kế, phát huy những đường hướng của các cụ, để hội phát triển ở nấc thang mới chứ không trì trệ mãi như thế này" - ông H. tiếc nuối.

Bộ Nội vụ sẽ gỡ khó BHXH cho Phó chỉ huy trưởng Quân sự, Phó trưởng Công an xã

Bộ Nội vụ sẽ gỡ khó BHXH cho Phó chỉ huy trưởng Quân sự, Phó trưởng Công an xã

Bộ Nội vụ sẽ trình Chính phủ, Thủ tướng giải quyết vướng mắc về BHXH bắt buộc cho 10.266 Phó chỉ huy trưởng Quân sự, Phó trưởng Công an xã và người làm việc theo hợp đồng lao động ở xã.

Thái Bình