- Gỗ mỡ có tên khoa học là Manglietia conifera thuộc họ Mộc lan (Magnoliaceae), cùng họ với cây vàng tâm. Sau chuyện chặt và thay thế 6.700 cây xanh ở HN, điều đang được dư luận quan tâm hiện nay là các nhà khoa học, chuyên gia lâm nghiệp đã lên tiếng trái chiều về 'gỗ mỡ hay vàng tâm' trên đường Nguyễn Chí Thanh...

Hà Nội 'trồng nhầm' gỗ mỡ, không phải vàng tâm?

"Những cây đang được trồng thay thế tại Hà Nội không phải là cây vàng tâm mà là cây gỗ mỡ...".

"Xét nghiệm ADN là biết gỗ mỡ hay vàng tâm'

"Theo tôi, để có câu trả lời nhanh và chính xác nhất, tránh dư luận hiểu nhầm thì có thể mang gỗ cây đó đi xét nghiệm ADN".

Gỗ mỡ cùng họ vàng tâm?

Trong lúc việc thay thế 6.700 cây tại Hà Nội đang khiến dư luận băn khoăn thì người dân Thủ đô lại một lần nữa choáng váng khi một số chuyên gia lâm nghiệp khẳng định Hà Nội đã trồng nhầm cây gỗ mỡ thay vì cây vàng tâm như công bố.

Theo tài liệu của Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp vùng núi phía bắc, cây gỗ mỡ có tên khoa hoc là Manglietia conifera thuộc họ Mộc lan (Magnoliaceae). Tên gọi khác là mỡ vàng tâm, cùng họ với cây dổi, cây vàng tâm.

{keywords}

Cây Mỡ được trồng tại Cao Bằng (Ảnh: báo Cao Bằng)

{keywords}

Mỡ cũng là loại cây gỗ lớn được trồng nhiều tại Bắc Kạn. (Ảnh: Một diện tích rừng mỡ của người dân Chợ Đồn, Nguồn: Báo CA Bắc Kạn)

Mỡ là cây gỗ lớn thường xanh cao tới 25-30m, đường kính ngang ngực 30 cm và có thể tới 50-60 cm. Thân tròn rất thẳng, vỏ màu xám bạc, thịt màu trắng có mùi thơm. Thân cây đơn trục, một ngọn chính, lúc non có hình tháp. Cành nhỏ mọc quanh thân.

Lá cây mỡ đơn mọc cách, phiến lá hình trứng, gân nổi rõ ở cả 2 mặt, cuống lá mảnh. Hoa lưỡng tính, to, màu trắng phớt vàng mọc đơn độc ở đầu cành. Quả kép hình trụ. Hạt màu đỏ, nhẵn bóng, có mùi thơm.

Gỗ mỡ trắng hoặc vàng nhạt, mềm nhẹ, thịt đều, ít co rút, nứt nẻ, ít bị mối mọt và mục. Gỗ của loài cây này chịu được mưa nắng, dễ cưa xẻ, bào trơn, tiện, chạm trổ, bắt sơn, đóng đinh.

Đây là loại gỗ tốt được nhân dân ưa chuộng. Gỗ mỡ được dùng vào nhiều công việc: Làm cột, kèo nhà, làm đồ mộc, bàn ghế, gường, tủ, công nghệ dán lạng, bút chì.

{keywords}

Vàng tâm là một loài cây gỗ thuộc họ Mộc lan 

{keywords}

Mùa hoa tháng 3-5, có mùi thơm

Cũng theo Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp vùng núi phía bắc, mỡ là cây đặc hữu của miền Bắc Việt Nam, phân bố nhiều ở vùng Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ vào đến Thanh Hoá, Hà Tĩnh, rải rác đến tận Quảng Bình.

Cùng họ và có nhiều đặc điểm tương đồng bởi vậy không ít người đã nhầm mỡ với cây vàng tâm.

Tò mò về cây vàng tâm thay thế 6.700 cây ở Hà Nội

Sự lựa chọn này đã khiến nhiều người dân Thủ đô không khỏi tò mò về loài cây đã được chọn này. Vậy vàng tâm là cây gì? và liệu nó có thích hợp để trồng ở môi trường đô thị?

Bảng so sánh giữa cây vàng tâm và cây mỡ:

 

Vàng tâm (Magnolia fordiana)

Mỡ (Magnolia conifera)

Chiều cao

Cao 25–30 m, đường kính thân cây 70–80 cm.

Cao 20-25m, đường kính 30–60 cm.

Vỏ

Vỏ màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày 1 cm.

Nhẵn màu xám xanh, không nứt, nhiều lỗ bì tròn; lớp vỏ trong màu trắng ngà, thơm nhẹ

Lá chất da, dày, hình mác - bầu dục dài, dày 5–17 cm, rộng 1,5-6,5 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4 cm, màu nâu đỏ.

Lá kèm bao chồi rụng sớm để lại sẹo vòng quanh cành. Lá đơn mọc cách, hình trái xoan hoặc trứng ngược, đầu và đuôi lá nhọn dần; phiến lá dài 15–20 cm, rộng 4–6 cm, mặt trên màu lục thẫm, mặt dưới nhạt hơn, hai mặt lá nhẵn, gân lá nổi rõ. Cuống lá dài, mảnh, gốc mang vết lõm.

Hoa

Hoa lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1–2 cm; bao hoa màu trắng; nhị nhiều; lá noãn nhiều, xếp xoắn ốc. Mỗi lá noãn chứa 5 noãn.

Hoa lớn, dài 6–8 cm, mọc lẻ ở đầu cành. Bao hoa có 9 cánh, màu trắng; 3 cánh ngoài cùng phớt xanh. Nhị nhiều, chỉ nhị ngắn, nhị và nhụy xếp sát nhau trên đế hoa hình trụ. Nhụy gồm nhiều lá noãn rời xếp xoắn ốc tạo thành khối hình trứng.

Quả

Quả hình trứng hay tròn - trứng, dài 4-5,5 cm, gồm nhiều đại. Phân quả đại chất thịt, màu đỏ thẫm; lúc chín hóa gỗ, màu tím, ngoài có nhiều mụn lồi, đấu tròn hay có mũi nhọn nhỏ rất ngắn.

Quả đại kép hình trứng hoặc hình trụ.

Mùa hoa, quả

Mùa hoa tháng 3-5, mùa quả tháng 9-10. Tái sinh bằng hạt.

Hàng năm mỡ ra hoa tháng 2-4, quả chín tháng 8-9.

Rễ

Rễ cọc

Hệ rễ rất phát triển, rễ cọc ăn sâu 2-3 m. Rễ ngang nhiều nhánh và ăn khá dài ra các hướng, song tập trung ở tầng đất mặt ở độ sâu khoảng 10-30 cm.

Công dụng

Gỗ tốt, thơm, khó mối mọt, khi khô không nẻ cũng không biến dạng, dùng đóng đồ dùng gia đình, làm đồ mỹ nghệ, chạm khắc, văn phòng phẩm. Đồ gỗ mỹ nghệ vàng tâm được đánh giá là một trong những loại đồ gỗ có giá trị cao nhất, ngoài để làm đồ vật trang trí nó còn được dùng để thiết kế những sản phẩm cầu kỳ như tủ hoa, kiệu hoa.

Gỗ mỡ dùng chủ yếu cho nguyên liệu giấy, sản xuất ván lạng, dùng làm bút chì, làm trụ mỏ và cũng có thể đóng đồ gia dụng, làm nhà cửa.

Điều kiện sống

Mọc rải rác trong rừng rậm thường xanh mưa mùa nhiệt đới, ở độ cao 100 - 700m. Cây trung tính, lúc nhỏ ưa bóng, ưa đất hơi chua, ẩm, màu mỡ và sinh trưởng tốc độ trung bình.

Cây mỡ ưa đất hơi chua, sâu, ẩm mát, còn nhiều mùn hoặc thảm tươi. Mỡ chủ yếu dùng phủ xanh đất trống sau khai thác rừng, phục hồi rừng nghèo kiệt, khó thích nghi ở đất trống đồi trọc. Sinh trưởng tốc độ trung bình.

Gỗ mỡ, hay vàng tâm?

- TS. KTS Phạm Anh Tuấn, Trưởng bộ môn Lâm nghiệp đô thị, trường Đại học Lâm nghiệp:

Vàng tâm và cây gỗ mỡ là hai loài khác nhau nhưng cùng chi nên nhìn về bên ngoài khá giống nhau.

Người không có chuyên môn rất dễ nhầm lẫn, nhưng với các nhà khoa học thì chỉ cần quan sát đặc tính bên ngoài là có thể phân biệt được.

Theo tôi, để có câu trả lời nhanh và chính xác nhất, tránh dư luận hiểu nhầm thì có thể mang gỗ cây đó đi xét nghiệm ADN.

{keywords}

{keywords}

Hoa của cây mỡ (Ảnh: Vnphoto.net)

- Tiến sỹ Đỗ Hữu Thư, Trưởng phòng Sinh thái thực vật, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật:

Cây vàng tâm và cây gỗ mỡ là hai loài khác nhau nhưng cùng một chi. Tuy nhiên, trong khoa học phân biệt rất rõ ràng, hai loài này cũng có tên khoa học khác nhau, vì vậy cây vàng tâm và gỗ mỡ không thể gọi chung một cái tên.

Mặc dù chưa có điều kiện tiếp xúc, quan sát trực tiếp loại cây đang trồng trên phố Nguyễn Chí Thanh nhưng tôi vẫn tin rằng, cây trồng trên phố này là cây vàng tâm.

- Nhà lâm nghiệp Lê Huy Cường - Hội Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp:

Cây đang trồng ở Hà Nội không phải cây vàng tâm, mà là cây gỗ mỡ (một số vùng gọi là mỡ vàng tâm). Nó giống nhau là cùng một họ, nhưng khác chi. Cây này không phải là cây bóng mát và không có giá trị về gỗ.

- Chuyên gia lâm nghiệp Đoàn Diễm:

Nếu trường hợp là trồng cây vàng tâm thật thì đây cũng là cây của rừng, không thể mang ra giữa thành phố trồng được. Gỗ vàng tâm quý ngang gỗ sưa, không cẩn thận có thể bị chặt trộm. Cây vàng tâm là cây lớn rất chậm, sẽ rất lâu năm mới phủ bóng mát, có khi phải vài chục năm.

- GS Nguyễn Lân Dũng, Chủ tịch Hội các ngành sinh học Việt Nam:

Việc lựa chọn vàng tâm để thay thế là không hợp lý. Cây vàng tâm thường mọc ở rừng sâu, nơi có độ cao 100 – 700m, ưa đất chua, lớn cực chậm và ưa khí lạnh

Hàng cây mới vừa được thay thế trên phố Hà Nội

Hà Nội đã quyết định tạm dừng chặt hạ, thay thế cây xanh trên các tuyến phố, nhưng có nhiều cây lâu năm đã được thay thế bằng cây mới.

L.Lam (tổng hợp)