Thông tin với VietNamNet, lãnh đạo Sở Công thương tỉnh Nghệ An cho biết: Toàn tỉnh hiện có 21 nhà máy đã vận hành phát điện và 4 dự án đang tổ chức thi công.

Cạnh đó, có 3 dự án với tổng công suất 276MW đang thực hiện công tác đầu tư xây dựng gồm: Tiền Phong, Nậm Mô 1, Mỹ Lý; có thêm 3 dự án chưa giao cho chủ đầu tư.

Điểm mặt nhà máy thuỷ điện có thể điều tiết lũ

Sở Công thương Nghệ An cho biết, quy hoạch thủy điện của tỉnh được tiến hành  theo từng lưu vực sông. Bao gồm quy hoạch bậc thang thủy điện và thủy điện nhỏ.

“Việc lập quy hoạch theo từng lưu vực, địa bàn ở Nghệ An là tuân thủ quy định của Bộ Công Thương. Quy hoạch các công trình thủy điện vừa và nhỏ ít ảnh hưởng đến diện tích rừng, đến dân cư, đất canh tác, đất ở của người dân” – Sở Công thương chỉ ra.

Các nhà máy thuỷ điện ở Nghệ An được vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Cả và sông Mã đều được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

{keywords}
Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ lớn nhất tỉnh Nghệ An lúc xả lũ

Sở Công thương cho biết, hồ chứa thủy điện Bản Vẽ là hồ điều tiết nước trong nhiều năm. Với dung tích hồ chứa 1,8 tỷ m3 ở cao trình mực nước dâng bình thường là 200m, trong đó có 320 triệu m3 là dung tích để phòng lũ.

Từ ngày 1/9, hồ Bản Vẽ được phép tích dần nước lên trên cao trình 192,5m để đảm bảo cuối mùa lũ hồ tích đủ nước để cấp nước cho hạ du vào mùa cạn năm sau.

Riêng hồ thủy điện Hủa Na là điều tiết năm, phục vụ nước trong mùa cạn kiệt. Hồ có dung tích chứa gần 570 triệu m3, ở cao trình bình thường là 240m. Dòng nước thuỷ điện Hủa Na đổ về hạ lưu Cửa Đạt, tỉnh Thanh Hoá.

Tất cả các hồ thuỷ điện còn lại được vận hành theo chế độ điều tiết ngày đêm. Hồ không có dung tích phòng lũ, không có chức năng cắt, giảm lũ cho hạ du.

{keywords}
Nhà máy thủy điện Khe Bố nằm trên sông Lam (xã Tam Quang, huyện Tương Dương)
{keywords}
Nhà máy thủy điện Chi Khê, xã Chi Khê, huyện Con Cuông nằm sát quốc lộ 7A ngăn dòng sông Lam cũng không có chức năng điều tiết, cắt lũ

Có 7 nhà máy thủy điện: Nậm Mô, Nậm Nơn, Bản Ang, Khe Bố, Chi Khê, Châu Thắng, Đồng Văn là nhà máy cột nước thấp, nhà máy sau đập. Các hồ tích nước vào giờ thấp điểm và phát điện vào giờ cao điểm.

“Nhà máy không thể điều tiết, giữ nước giúp vùng hạ du. Vào mùa lũ khi mực nước hồ về lớn hơn bình thường, nhà máy sẽ cho xả tràn mà không có chức năng điều tiết lũ” - văn bản chỉ rõ.

Ví dụ:  Năm 2019, xuất hiện trận lũ lớn với lưu lượng đỉnh lũ lên đến 3150 m3/s, hồ Bản Vẽ đã cắt hoàn toàn trận lũ này. Riêng năm 2018 có tới 4 trận lũ lớn liên tiếp, hồ chứa thủy điện Bản Vẽ đã thực hiện cắt, giảm lũ cho hạ du được 3 trận lũ. Tuy nhiên, đến trận lũ thứ 4 thì hồ đã đầy nên không thể thực hiện cắt, giảm lũ cho hạ du.

{keywords}
 
{keywords}
Hậu quả của thuỷ điện Bản Vẽ xả lũ không đúng quy trình 

Hậu quả của lần xả lũ này đã khiến nhiều nhà dân ở 2 bên sông Nậm Nơn bị nước lũ cuốn trôi, gây ngập úng và chia cắt một số xã ở huyện Tương Dương. 

Riêng mùa mưa lũ năm 2020, thuỷ điện Bản Vẽ chưa phải xả lũ lần nào.

Cương quyết xử lí thuỷ điện ảnh hưởng đến rừng

Mới đây, ông Nguyễn Văn Đệ - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An có báo cáo về việc kiểm tra, đánh giá các dự án thuỷ điện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Theo đó, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng đối với 22 dự án thủy điện, với tổng diện tích rừng hơn 2.347 ha (bao gồm: hơn 1.951ha rừng tự nhiên và hơn 395 ha rừng trồng).

Hiện có 19 dự án đã chuyển đổi diện tích rừng sang mục đích khác. Riêng 3 dự án thủy điện Châu Thôn; Nậm Giải; Tiền Phong phải chuyển đổi hơn 44ha rừng tự nhiên.

{keywords}
Nhà máy thuỷ điện Hủa Na tích nước trên dòng sông Chu, huyện Quế Phong

Trong đó, dự án Thủy điện Tiền Phong mặc dù đã phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng đối với 4,43ha rừng tự nhiên nhưng do công tác giải phóng mặt bằng chậm nên phải tạm dừng thực hiện theo quy định trong Chỉ thị số 13-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 12/01/2017 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Sở Nông nghiệp Nghệ An cho rằng, do biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến rất phức tạp, mưa lũ kéo dài gây ra tỉnh trạng lũ quét, sạt lở đất…Vì vậy, yêu cầu các chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện việc xả lũ, tích nước một cách khoa học.

{keywords}
Sạt lở núi trong lòng hồ thuỷ điện Hủa Na vào 

“Tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ chủ đầu tư và đơn vị thi công các công trình thủy điện. Yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị thi công không được làm ảnh hưởng đến diện tích rừng. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và có thể đề nghị cơ quan chức năng đình chỉ thi công” –  ông Đệ nhấn mạnh.

Theo ông Đệ, đến nay các chủ đầu tư đều thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ trồng rừng thay thế theo phương án nộp tiền trồng rừng về Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An.

Tổng số tiền đã nhận được là hơn 42 tỷ đồng. Diện tích rừng đã trồng đến nay đã đạt hơn 2.700 ha, trong đó trồng rừng phòng hộ hơn 1.000ha và chủ yếu là rừng sản xuất.

Trên địa bàn tỉnh có 47 dự án được phê duyệt quy hoạch, với tổng công suất 1.423,6 MW, trong đó quy hoạch Phát triển điện lực Quốc gia được Thủ tướng phê duyệt từ năm 2007 gồm 08 dự án, với tổng công suất 1.029MW.

Quy hoạch thủy điện nhỏ Bộ Công Thương phê duyệt 6 dự án và UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt 15 dự án. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, UBND tỉnh Nghệ An rà soát, đánh giá và đề nghị Bộ Công Thương loại khỏi quy hoạch 15 dự án với tổng công suất 46,15 MW hiệu quả thấp.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 32 dự án được phê duyệt và 1 dự án Bản Cánh đã phát điện trước thời điểm quy hoạch.

Mưa lớn, thuỷ điện xả lũ, nhiều ngôi nhà ở Nghệ An ngập trong biển nước

Mưa lớn, thuỷ điện xả lũ, nhiều ngôi nhà ở Nghệ An ngập trong biển nước

Mưa to dồn dập kết hợp với việc nhiều nhà máy thuỷ điện xả lũ khiến nhiều nơi huyện Thanh Chương (Nghệ An) bị cô lập, buộc phải sơ tán gần 1.000 hộ dân đến nơi an toàn.  

Quốc Huy – Phạm Tâm