XEM CLIP: 

Sáng 19/10, cụ Hoàng Thị Mai (72 tuổi) trú tại xã Phù Hóa (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) đã được công an huyện cứu hộ ra khỏi rốn lũ.

Cụ Mai bị gãy cả chân, cả tay, hiện đang điều trị tại nhà.

Phù Hóa là một trong các xã của Quảng Trạch đang bị cô lập hoàn toàn. Nước lũ dâng cao hơn 5 mét khiến hàng trăm ngôi nhà tại xã bị ngập lên tới mái. Nhà của cụ Mai nằm sâu trong ngõ nên việc giải cứu khá khó khăn.

{keywords}
Giải cứu cụ già gãy cả tay, cả chân khỏi rốn lũ Quảng Bình
{keywords}
Giải cứu cụ già gãy cả tay, cả chân khỏi rốn lũ Quảng Bình

Lực lượng công an huyện đã huy động cano cứu hộ, xuồng máy tiếp cận các xã vùng lụt, ngập ở độ sâu trên dưới 5m.

Tại nhà cụ Mai, lực lượng cứu hộ trang bị áo phao cho cả người tham gia cứu hộ và được cứu hộ. Cụ Mai được mặc áo phao trước khi lên xuồng máy. Do cụ bị gãy cả chân, cả tay, hiện chưa tháo bột nên việc di chuyển khá khó khăn.

Công an huyện Quảng Trạch đã bố trí 2 chiến sỹ ngồi trên xuồng để đỡ và bế cụ trong quá trình xuồng di chuyển.

Ngoài trường hợp đặc biệt trên, lực lượng cứu hộ đã đưa hàng chục người già, em nhỏ ra khỏi rốn lũ, đến chỗ cư trú an toàn.

Thời điểm hiện tại, mưa lớn kéo dài cả ngày khiến nước sông Gianh, sông Ròn tiếp tục dâng cao, vượt báo động 3. Tình hình lũ lụt được dự báo cực kỳ nguy cấp.

2 lần vỡ đê biển

Hơn 100 mét kè biển Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) dù đã được gia cố bằng hàng ngàn bao cát nhưng tiếp tục bị thủy triều làm hư hại hoàn toàn; Quốc lộ 1 tê liệt chia cắt cục bộ, không thể lưu thông do mực nước lên cao.

{keywords}
Đê biển tại xã Cảnh Dương 2 lần bị sạt lở 

Ngày hôm qua, 18/10, đoạn kè đê biển Cảnh Dương (xã Cảnh Dương) bị sạt lở hơn 100 mét đã được chính quyền cùng người dân xử lý, gia cố bằng 12.000 bao tải cát, gần 1.000 người tham gia. Trong đó, 35 mét đê biển bị sạt lở hoàn toàn ước thiệt hại khoảng 1,2 tỷ đồng.

Sáng 19/10, đoạn đê biển nói trên tiếp tục bị sạt lở do thủy triều lên cao, nước sông Ròon tiếp tục xói mạnh.

{keywords}
Nước lũ liên tục dâng dưới cơn mưa tầm tã
{keywords}
Các phương tiện đứng chôn chân dưới mưa chờ lũ rút do nhiều điểm ngập cục bộ hơn 1m dọc Quốc lộ 1 từ Quảng Trạch vào Thị xã Ba Đồn

Ngoài đoạn đê biển nói trên, 2 đoạn khác tiếp tục sạt lở trong ngày hôm nay đã được lực lượng chức năng cùng người dân địa phương tham gia gia cố.

Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quảng Trạch Trần Xuân Định cho biết, tất cả các tuyến đường giao thông trên địa bàn huyện đã bị ngập hoàn toàn hoặc chia cắt từng đoạn. Tỉnh lộ 558B bị chia cắt nhiều chỗ (tại các xã Quảng Phú, Quảng Kim, Quảng Hợp).

Tại xã Phú Hóa và các thôn Thuận Hóa, Kinh Nhuận bị cô lập hoàn toàn, mực nước dâng cao 5 mét, hàng ngàn nhà dân hoàn toàn chìm trong biển nước.

{keywords}
Làm bè chuối để di dời vật nuôi lên bè tránh lụt

Ông Định cho biết, BCH phòng chống thiên tai của huyện đã tập trung công tác di dân khỏi các vùng rốn lũ. Mực nước trên sông Ròn, sông Gianh vẫn tiếp tục dâng cao.

Quốc lộ 1 đia qua địa bàn huyện Quảng Trạch bị ngập nước cục bộ, các điểm đi qua địa bàn xã Quảng Phú nước dân cao gần 1 mét. Tất cả các phương tiện không thể lưu thông, phải dừng đỗ tại chỗ để chờ nước rút.

Tại huyện Quảng Trạch, trên QL1 đi qua địa phận xã Quảng Hưng, Quảng Xuân nhiềm điểm ngập cục bộ, sâu hơn 1m khiến các phương tiện không thể lưu thông. Hàng trăm xe tải, xe container phải dừng chờ nước rút, kéo dài hàng km.

{keywords}
Người dân cho biết, đây là trận lũ lịch sử trong vòng hơn 40 năm qua
{keywords}
Quốc lộ 1 đi qua huyện Quảng Trạch sáng ngày 19/10

Tại xã Quảng Tùng, Quảng Hồng là hai xã có độ cao nhất của huyện Quảng Trạch, chiều cùng ngày, nước đã dồn về sâu 30 – 40cm. Người dân đã tự gia cố nhà cửa, vận chuyển tài sản, thóc gạo lên chỗ cao hơn để tránh lụt.

Bà Lê Thị Hoài Thương (xã Quảng Tùng) cho hay, hơn 40 năm qua, chúng tôi mới chứng kiến trận lũ lịch sử như này. Lợn gà phải di chuyển lên chỗ cao, nếu không chúng bị chết đuối hoặc bị lũ cuốn hết.

Cùng thời điểm, tại thị xã Ba Đồn (Quảng Bình), nước lũ tiếp tục dân cao, cô lập nhiều thôn xã.

Thượng tá Lê Văn Hóa, trưởng Công an thị xã Ba Đồn cho biết, 10/10 xã đã bị ngập nước từ 1 đến 5 mét; hàng trăm ngôi nhà bị ngập mái. Giao thông bị cô lập hoàn toàn; điện, nước đã bị cắt. Hiện tại, nước sông Giang và lũ thượng nguồn đang lên rất nhanh....


Lở núi, trạm bảo vệ rừng ở Quảng Bình bị san phẳng

Lở núi, trạm bảo vệ rừng ở Quảng Bình bị san phẳng

Mưa to đã làm sạt lở núi tạo thành dòng thác đất bùn tràn xuống san phẳng cả trạm bảo vệ rừng Thác Voi, rất may cả 4 nhân viên đã được sơ tán về lâm trường nên không có thiệt hại về người.  

Kiên Trung