Sáng nay, Văn phòng UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, đã yêu cầu cơ quan chức năng điều tra việc giả mạo văn bản của lãnh đạo tỉnh, Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn.

Theo đó, Văn phòng UBND tỉnh này vừa phát hiện bản chụp văn bản số 25/2018/TB-NHNN ngày 10/12/2018 có dấu hiệu giả mạo công văn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc giải ngân nguồn vốn đầu tư từ Tập đoàn JESC Hoa Kỳ.

{keywords}
Văn bản giả mạo về giải ngân nguồn vốn dự án 1.500 tỷ đồng tại Đắk Lắk

Văn bản thông báo đến công ty TNHH dịch vụ vận tải Phương Mai Hà Nội, đại diện pháp nhân là bà Vũ Thị Hương Lan, với nội dung “Ngân hàng Nhà nước đang chịu trách nhiệm giải ngân nguồn vốn đầu tư nước ngoài đến tài khoản của công ty.

Nay Ngân hàng Nhà nước quyết định phê duyệt giải ngân số tiền 1.500 tỷ đồng để đầu tư cho Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng quốc tế Ea Tam, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk. Tất cả các lệnh chuyển tiền sẽ được báo có vào ngày 4/1/2019”.

{keywords}
Cổng thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk đăng tải thông tin việc giả mạo và đề nghị Công an điều tra

Ngoài ra, đơn vị còn phát hiện bản chụp văn bản ghi số 28/2018/QĐ-UBND ngày 13/12/2018, với nội dung thông báo xác nhận số dư nguồn vốn 1.500 tỷ đồng để đầu tư cho dự án Khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng quốc tế Ea Tam do Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị ký.

Văn bản ghi, đề nghị Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đắk Lắk tiếp nhận nguồn vốn 1.500 tỷ đồng của Tập đoàn JESC Hoa Kỳ để giải ngân cho Dự án Khu đô thị sinh thái trên. Trong đó, gồm các hạng mục, xây chùa, bệnh viện, trường học, khu nghỉ dưỡng.

{keywords}
Văn bản của UBND tỉnh đề nghị cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc giả mạo

Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh này cho biết, qua kiểm tra, khẳng định các văn bản trên giả mạo văn bản của Chủ tịch UBND tỉnh và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Sau khi phát hiện, để tránh việc lợi dụng các văn bản giả mạo làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động chỉ đạo điều hành của tỉnh, lừa đảo gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân, lãnh đạo tỉnh đề nghị Công an điều tra, xác minh làm rõ nguồn gốc các văn bản giả mạo, đồng thời xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật theo quy định.

UBND tỉnh cũng giao Sở Kế hoạch & Đầu tư chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh và cơ quan liên thông báo cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh được biết. 

Hàng loạt cán bộ Tổng cục nhận tiền tỷ làm văn bản giả mạo

Hàng loạt cán bộ Tổng cục nhận tiền tỷ làm văn bản giả mạo

Các cán bộ này đã cấu kết phát hành văn bản giả mạo, cấp phép sản phẩm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường hưởng lợi hàng tỷ đồng.  

Trùng Dương