- Vấn đề được mổ xẻ tại cuộc họp báo thông tin nội dung liên quan dự án đầu tư nhà máy luyện cán thép Việt Pháp chiều 13/10 ở Quảng Nam.

Phó GĐ Sở TN-MT Quảng Nam Lê Thị Tuyết Hạnh thông tin về nhà máy thép Việt Pháp đặt ở phường Điện Nam Đông (thị xã Điện Bàn) do Công ty TNHH thép Việt Pháp là chủ đầu tư.

Bà Hạnh cho biết, nhà máy này được cấp phép đầu năm 2010, đưa vào hoạt động năm 2012 với tổng mức đầu tư hơn 300 tỉ đồng, công suất 48.000 tấn/năm. Tỉnh Quảng Nam cho phép đầu tư 50 năm trên diện tích 2,9 ha...

Sau khi đi vào hoạt động, người dân địa phương liên tục phản ánh vì cho rằng nhà máy gây ô nhiễm mặc dù số liệu quan trắc của cơ quan chức năng luôn cho kết quả “nằm trong ngưỡng cho phép”.

{keywords}

Quang cảnh họp báo

Vẫn theo bà Hạnh ngày 28/9, Sở TN-MT đã tổ chức thẩm định báo cáo dự án trên và đã mời một số chuyên gia có kinh nghiệm tham gia thẩm định. Ý kiến của các thành viên hội đồng đã thống nhất thông qua nhưng cần chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện.

Sẽ di dời nhà máy đến địa điểm mới

Đại diện nhà máy thép Việt Pháp cho biết, nhà máy thép được di dời lên thôn Hoa (thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang) sẽ có công suất 180.000 tấn/năm với vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng trên diện tích 17,3 ha.

Dự kiến nhà máy sẽ khởi công đầu năm 2017 và cuối năm 2018 sẽ khánh thành và sản suất thép thành phẩm.

Việc di dời nhà máy đến địa điểm mới vẫn chưa hết băn khoăn: Người dân ở phường Điện Nam Đông phản đối nhà máy mới di dời. Liệu đến địa điểm mới người dân có phản đối và lại di dời?...

{keywords}

Ông Nguyễn Hồng Quang, Chánh văn phòng UBND tỉnh

TS. Huỳnh Ngọc Thạch – Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường TP Đà Nẵng, thành viên hội đồng thẩm định báo cáo tác động môi trường cho rằng, nhà máy thép Việt Pháp (hiện tại ở phường Điện Nam Đông, thị xã Điện Bàn) có ảnh hưởng đến vấn đề môi trường nhưng ảnh hưởng như thế nào phải xem xét.

“Nhà máy không gây ô nhiễm môi trường nhưng có ảnh hưởng đến khu dân cư” - TS. Thạch nói.

Bà Võ Thị Hạnh – GĐ công ty TNHH thép Việt Pháp, chủ đầu tư nhà máy thép – nhìn nhận, bản thân công ty có tiêu chí để bảo vệ môi trường nhưng địa điểm không phù hợp, nay muốn di dời lên Nam Giang để phát triển bền vững.

“Nếu người dân nghĩ sản xuất ảnh hưởng đến sức khỏe thì chúng tôi là những người chịu đầu tiên vì chúng tôi ở đó. Và nếu gây ô nhiễm môi trường thì chúng tôi không bỏ vốn đầu tư” - lời bà Hạnh.

Ông Huỳnh Khánh Toàn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: "Đối với các doanh nghiệp ở vùng sâu, vùng xa thì chúng tôi đã có những giải pháp cụ thể. Trước hết là tăng cường giám sát của cộng đồng dân cư, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát cộng đồng. 

Hơn ai hết người dân địa phương khu vực lân cận phản ánh kịp thời cùng với các cơ quan chức năng, phòng Tài nguyên và Môi trường và cán bộ phụ trách môi trường kịp thời theo dõi".

Theo VOV

Vũ Trung