- Đây là biên giới dài nhất và dày cột mốc nhất của Lào với một nước láng giềng.

Tổng bí thư tiếp Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith

Chia sẻ sáng nay về tình hình tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc giới Việt Nam - Lào, ông Thái Xuân Dũng, Vụ trưởng Vụ Biên giới phía Tây của UB Biên giới quốc gia, bộ Ngoại giao, cho biết từ tháng 7/2013 đến tháng 12/2014, hai nước đã phối hợp xác định và dựng thêm 139 cọc dấu tại 86 vị trí đường biên giới, nâng tổng số vị trí mốc và cọc dấu trên toàn tuyến lên 905 vị trí, tương ứng với 1002 mốc và cọc dấu, trung bình 2,5km có một cột, dấu mốc. 

{keywords}

Ông Thái Xuân Dũng, Vụ trưởng Vụ Biên giới phía Tây của UB Biên giới quốc gia, bộ Ngoại giao. Ảnh: Hà Nội mới

Việc này nằm trong dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc giới Việt Nam - Lào được thực hiện từ năm 2004. 

Không chỉ tăng số lượng cột và dấu mốc trên đường biên giới dài hơn 2.337 km giữa hai nước, dự án còn nhắm đến thay thế các cột, dấu mốc cũ chất lượng không cao, không bền vững bằng cột, dấu mốc mới bằng đá  kiên cố, vững chắc.

Tổng mức dự toán kinh phí của dự án là 950 tỷ đồng. Trong đó phía Việt Nam sử dụng 100/% vốn ngân sách nhà nước, phía Lào đề nghị Việt Nam giúp đỡ toàn bộ kinh phí.

Trong năm 2015, Việt Nam và Lào đã hoàn thành việc trao đổi, đàm phán, thống nhất dự thảo “Hiệp định về quy chế biên giới và cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào. Ngày 16/3 vừa rồi tại Hà Nội, đại diện Chính phủ hai nước đã ký chính thức Nghị định thư về đường biên giới và mốc quốc gia giữa hai nước.

Đường biên giới Việt - Lào đi qua địa giới hành chính 10 tỉnh của Việt Nam, tiếp giáp 10 tỉnh của Lào. 

Chung Hoàng