Trưa 7/10, nhiều người dân Quảng Trị thấy anh Vần Quán Mao (SN 1989, trú tại xã Mậu Long, huyện Yên Minh, Hà Giang) đạp xe trên  quốc lộ 1A về quê. Trên xe anh chất nhiều đồ đạc.

Thấy vậy, nhiều người thương cảm, đã kết nối với một nhà hảo tâm trên địa bàn để tặng cho anh Mao chiếc xe máy.

{keywords}
Anh Mao đạp xe đến TP Đông Hà, Quảng Trị.
{keywords}
Chiếc xe đạp chất nhiều đồ đạc.

Anh Mao là người dân tộc thiểu số, vào làm công nhân ở TP.HCM đã khá lâu. Tuy cuộc sống của người lao động không dư giả gì nhưng cũng đủ đắp đổi qua ngày.

Qua nhiều đợt dịch, anh không thể trụ lại thành phố nên quyết định về quê bằng xe đạp. 

Anh Mao không có tài sản gì đáng giá. Áo quần, thức ăn do anh đã chuẩn bị và được cấp phát trên đường về được buộc sau và treo trước ghi đông xe đạp.

{keywords}
Anh Mao bên cạnh chiếc xe đạp, đã vượt được quãng đường 1.000km
{keywords}
Anh Mao đón nhận chiếc xe máy nhà hảo tâm tặng

Cứ như thế, trong dáng vẻ nhọc nhằn, anh đạp xe cà tàng đi từ tỉnh này qua vùng đất khác khiến bất cứ ai nhìn thấy đều đồng cảm, xót xa. Sau nhiều ngày cật lực đạp xe qua chặng đường hơn 1.100km từ điểm xuất phát là TP. HCM, đến sáng 7/10, anh Mao đến địa phận tỉnh Quảng Trị.

Trước đó, có nhà hảo tâm ở TP Đông Hà ngỏ ý muốn tặng xe máy cho người dân về quê nhưng thiếu phương tiện, nhiều người đã kết nối anh Mao với nhà hảo tâm giấu tên để nhận chiếc xe máy. Thấy anh Mao được giúp đỡ chiếc xe đủ chắc chắn, nhiều người ở Quảng Trị cảm thấy vui vì đường về nhà của anh Mao trở nên thuận lợi và đỡ mệt nhọc hơn.

{keywords}
Nhiều ngày qua hàng nghìn người từ TP.HCM trở về quê qua địa phận Quảng Trị

Cũng tại địa phương này, với sự hỗ trợ của Công an tỉnh Quảng Trị, nhiều người đã hỗ trợ anh Mao kinh phí để tiếp tục hành trình gần 1.000 km còn lại về nhà.

Anh Mao cảm ơn nhà hảo tâm và sự giúp đỡ của mọi người. Trước khi nổ máy về quê, anh Mao không quên vẫy tay chào mọi người.  

Hương Lài

Hành trình xuyên mưa gió theo cha mẹ về quê

Hành trình xuyên mưa gió theo cha mẹ về quê

Hành trình về quê hàng nghìn km trên những "con ngựa sắt", có rất nhiều trẻ em được cha mẹ bọc, bế. Mỗi chặng dừng chân, những đứa trẻ được "thả" ra, khuôn mặt đầy mệt mỏi, ngơ ngác.