{keywords}

Hai bối cảnh đặc biệt của Bắc Giang

Theo ông Mai Sơn, Bắc Giang từng có quyết định “cân não” khi giữ chân 67.000 công nhân ngoại tỉnh tại khu công nghiệp và hiện nay là kế hoạch chuyển một nửa số lao động trên trên về các địa phương.

“Hai quyết định trên đều rất khó khăn, diễn ra trong những bối cảnh đặc biệt buộc tỉnh phải cân nhắc kĩ và có phương án, lộ trình chi tiết, cẩn trọng khi thực hiện và đánh giá các tác động”, ông Sơn chia sẻ. 

Ở quyết định giữ chân công nhân khi dịch bùng phát, theo ông Sơn tỉnh Bắc Giang phải nâng lên đặt xuống, cân nhắc kĩ, bởi nếu lúc đó ra thông báo dừng sản xuất và công bố dịch ở mức nguy hiểm thì chắc chắn hàng chục nghìn công nhân nêu trên sẽ chủ động tỏa đi về các địa phương gây áp lực cho các tỉnh và cho chính bản thân Bắc Giang. 

Còn ở quyết định chuyển lao động về quê diễn ra trong bối cảnh Bắc Giang đã bước đầu khống chế được dịch bệnh, tỉnh đánh giá được chính xác nguồn lây đang ở đâu, ai là người có nguy cơ cao từ đó đề nghị các tỉnh “chia lửa” với Bắc Giang.

{keywords}

Phó Chủ tịch Mai Sơn nhìn nhận, có hai lý do chính khi thực hiện việc chuyển giao lao động trên, đầu tiên xuất phát từ đợt dịch vừa qua buộc tỉnh phải thực hiện cuộc “cách mạng” chuyển đổi mô hình hoạt động các doanh nghiệp.

Mô hình mới vận hành theo phương châm “bốn cùng” gồm làm việc cùng nhau, cùng ăn, ở và cùng đi xe chung. Để đạt được mục tiêu trên sẽ mất nhiều thời gian để chuẩn bị, quá trình đó sẽ tạo ra độ trễ dẫn đến phần lớn công nhân chưa có việc làm.

“Ngoài ra, thực tế tại các khu cách ly và giãn cách xã hội tại Bắc Giang cho thấy, nếu giữ chân công nhân quá lâu sẽ nảy sinh các vấn đề tiêu cực. Bởi cùng với việc cách ly tại đây, các lao động trên buộc phải chịu sự kiểm soát chặt của chính quyền, nếu buông lỏng để họ đi lại tự do sẽ khiến tình hình dịch bệnh thêm phức tạp”, ông Sơn nhìn nhận.

Đặc biệt, tỉnh Bắc Giang nhận định, khi ở lại trong không gian hẹp các lao động sẽ chịu áp lực tâm lý lớn.  Yếu tố hậu cần và vệ sinh môi trường sau hơn một tháng đang có dấu hiệu quá tải. Cùng một lúc tỉnh phải lo cho cả trăm nghìn người trong đó có hơn 60.000 công nhân ngoại tỉnh. Nhiều rác thải tích tụ lâu ngày tiềm ẩn nguy cơ về dịch bệnh không chỉ riêng Covid-19.

{keywords}

Ông Mai Sơn cho biết: “Quyết định ban đầu giữ chân công nhân là mục tiêu vì cả nước và quyết định chuyển giao công nhân lần này xuất phát mục tiêu đảm bảo an toàn cho công nhân an toàn về sức khỏe, tâm lý. Trên thực tế cho thấy, rất đông công nhân có nguyện vọng được về quê”.

"Bắc Giang không đẩy khó cho các tỉnh"

Để chuyển giao công nhân từ vùng tâm dịch về các tỉnh, theo ông Mai Sơn, tỉnh Bắc Giang đã bàn bạc kĩ lưỡng và có phương án cụ thể, bài bản. Từ việc quy định các điều kiện với công nhân đến phương án giao nhận, di chuyển được tính toán kĩ.

“Các lao động ngoại tỉnh phải hoàn thành cách ly theo quy định. Phải có kết quả xét nghiệm âm tính nhiều lần trước khi bàn giao. Đặc biệt, với các trường hợp F0 đã điều trị khỏi bệnh và đảm bảo đủ thời gian theo dõi, xét nghiệm Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế”, lời ông Sơn.

Cụ thể, ở thời điểm chuyển giao đầu tiên, Bắc Giang lên kế hoạch để các địa phương chủ động phương tiện đến Bắc Giang đón công nhân theo danh sách được chuẩn bị trước. Phương án này đã được triển khai với các tỉnh Lạng Sơn, Sơn La, Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, để chủ động và tiết kiệm thời gian cho các bên, mới đây tỉnh Bắc Giang có văn bản gửi các tỉnh về việc Bắc Giang sẽ bố trí xe đưa công nhân về khi có yêu cầu.

{keywords}

Sau gần một tuần triển khai, tính đến ngày 15/6, đã có hơn 3.000 lao động được đưa về các tỉnh, thành phố. Trong đó Lạng Sơn đón 932 người, Sơn La 440 người, Tuyên Quang 230 người, Bắc Kạn 249 người, Hà Nội 265 người, Thái Nguyên gần 500 người, Lào Cai đón 265 người và một số tỉnh thành khác.

Theo ông Mai Sơn, dự kiến trong mười ngày tới, có 17 tỉnh xây dựng kế hoạch, phương án, thời gian tổ chức đón khoảng 20.000 lao động. Quá trình trên được thực hiện dưới sự phối hợp chặt chẽ của ngành y tế, LĐ-TB-XH, công an để đảm bảo mức độ an toàn cao nhất. 

Theo Phó Chủ tịch Mai Sơn, xuyên suốt hơn một tháng căng mình chống dịch Covid-19, hai quyết định giữ và chuyển giao công nhân đã có tác động làm thay đổi cục diện chống dịch bệnh của Bắc Giang.

“Ở quyết định đầu tiên chúng tôi đã khu trú được dịch Covid-19 vào một chỗ từ đó lên phương án dập dịch. Còn ở quyết định thứ hai khi dịch đã được khống chế, phương án trên đưa ra sẽ giảm tải cho tỉnh không chỉ trong chống dịch mà còn giải quyết các gánh nặng xã hội”, ông Sơn nói.

{keywords}

Theo lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, việc chuyển giao công nhân được thực hiện có tổ chức, thực hiện bài bản, chặt chẽ, mọi thứ đều trong tầm kiểm soát. Mục tiêu của Bắc Giang một mặt đáp ứng nguyện vọng của công nhân, mặt khác không tạo sức ép cho các địa phương.

“Khi triển khai làm việc này, chúng tôi có nhiều điều ái ngại. Trong đó, điều tỉnh lo ngại nhất là việc sẽ mang tiếng là đẩy cái khó cho các tỉnh. Tuy nhiên đến hiện tại, với việc các tỉnh sẵn sàng “chia lửa” với Bắc Giang khiến chúng tôi cảm thấy yên tâm với quyết định hướng đến người lao động nêu trên”, ông Sơn tâm sự.

Chứng kiến từng đoàn xe nối đuôi nhau chở công nhân rời tỉnh, ông Mai Sơn cho biết quyết định trên là phương án tình thế mà Bắc Giang phải thực hiện.

“Bắc Giang có tổng số hơn 167.000 công nhân tại các khu công nghiệp, trong đó có đến 67.000 lao động ngoại tỉnh. Bản thân chúng tôi rất muốn giữ công nhân, họ là người làm ra của cải vật chất và tạo nên môi trường đầu tư tốt giúp tỉnh”, ông Sơn nói và cho biết, Bắc Giang đã có kế hoạch cụ thể trong việc đón công nhân quay lại làm việc khi dịch được kiểm soát hoàn toàn.

Đoàn Bổng - Thiết kế: Nguyễn Huệ

Chủ tịch Bắc Giang trải lòng về quyết định cân não chống dịch Covid-19

Chủ tịch Bắc Giang trải lòng về quyết định cân não chống dịch Covid-19

“Nửa năm nhận nhiệm vụ, quyết định cân não nhất với tôi là đặt bút ký phong tỏa 4 khu công nghiệp, giữ chân 67.000 công nhân các nơi ở lại Bắc Giang", Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương trải lòng. 

 

 

CÙNG VIETNAMNET CHUNG TAY ỦNG HỘ QUỸ VẮC XIN PHÒNG, CHỐNG COVID-19
1. Chuyển khoản tới tài khoản Vietcombank:
  • - Tài khoản số 0011002643148 , Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
  • - Bank account: 0011002643148 , Bank for foreign trade of Vietnam - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNVX.
2. Chuyển khoản tới tài khoản Vietinbank
  • - Tài khoản Vietinbank: số 114000161718 , Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Đống Đa.
  • - Bank account Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch, Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội, Swift code: ICBVVNVX126
3. Trực tiếp ủng hộ tại báo VietNamNet:
  • - Toà soạn Báo VietNamNet: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. Điện thoại: 092 345 7788
  • - Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam: số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. Điện thoại: 096 223 7788