- Ông Sáu bị bắt giữ để điều tra vì nghi ngờ buôn bán hàng cấm và phải mang thân phận bị can suốt từ năm 1985 đến nay. 

Sáng nay, tại UBND phường Khánh Xuân (TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk), Công an tỉnh Đắk Lắk tổ chức xin lỗi công khai công dân Nguyễn Lâm Sáu (78 tuổi, trú phường Khánh Xuân) bị oan sai, phải mang thân phận bị can suốt 33 năm.

{keywords}
Ông Nguyễn Lâm Sáu cùng con trai có mặt tại UBND phường từ rất sớm để dự buổi xin lỗi

Đại tá Nguyễn Thế Lực – Phó giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk thông tin, ngày 14/11/1985, Phòng An ninh kinh tế - văn hóa của đơn vị đã bắt giữ ông Sáu để làm rõ hành vi buôn bán hàng trái phép.

"Cơ quan điều tra bắt khẩn cấp, tạm giữ để tiến hành điều tra, làm cơ sở cho việc ra hoặc không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với ông Sáu. Lúc đó, ông Sáu chưa bị khởi tố bị can và được cơ quan chức năng thả tự do" – đại tá Lực cho hay.

{keywords}
Đại tá Nguyễn Thế Lực - Phó GĐ Công an tỉnh Đắk Lắk phát biểu xin lỗi ông Nguyễn Lâm Sáu

Cũng theo đại tá Lực, trong quá trình giải quyết đơn của ông Sáu đã phát hiện những vi phạm của ông Bùi Văn Nhị (nguyên Trưởng phòng An ninh kinh tế - văn hóa Công an tỉnh Đắk Lắk - người trực tiếp chỉ đạo), ông Bùi Văn Cường (nguyên cán bộ thực hiện lệnh bắt, khám xét).

Theo đó, các cán bộ này sử dụng tùy tiện và sai biểu mẫu tố tụng hình sự trong hoạt động điều tra, gồm: mẫu biên bản khám xét (bắt, khám xét đối với ông Sáu trong trường hợp bắt khẩn cấp không phải là bắt giam nhưng sử dụng biểu mẫu biên bản khám xét trong trường hợp bắt giam); khi thay đổi biện pháp ngăn chặn phải sử dụng quyết định trả tự do lại sử dụng lệnh tạm tha, dẫn đến sai sót trong hoạt động điều tra, ảnh hưởng về mặt tinh thần đối với ông Sáu.

{keywords}
Ông Bùi Văn Nhị xin lỗi vì đã trực tiếp gây ra oan sai cho ông Sáu

Bên cạnh đó, việc tạm giữ ông Sáu cũng trái quy định, tạm giữ quá 7 ngày. Ngoài ra, sau khi ông Sáu được tạm tha, Phòng An ninh kinh tế - văn hóa không tiếp tục điều tra làm rõ để kết luận và giải quyết dứt điểm vụ việc là không đúng với quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của ông Sáu.

Đại tá Nguyễn Thế Lực thay mặt Công an tỉnh Đắk Lắk nói lời xin lỗi công khai đối với ông Sáu. Đồng thời, mong ông Sáu chia sẻ những khó khăn của ngành, bỏ qua cho những sai sót trong nghiệp vụ của cán bộ điều tra đã gây oan sai cho ông. Đại tá Nguyễn Thế Lực cũng cam kết Công an tỉnh Đắk Lắk sẽ thực hiện đầy đủ việc thỏa thuận bồi thường vật chất, tinh thần cho ông Sáu theo đúng quy định pháp luật.

{keywords}
Ông Nguyễn Lâm Sáu tha lỗi cho tổ chức, cá nhân đã gây ra oan sai, khiến ông mang thân phận bị can suốt 33 năm

Có mặt tại buổi xin lỗi, ông Bùi Văn Nhị thừa nhận những sai phạm trong quá trình thực hiện hoạt động tố tụng theo kết luận của Công an tỉnh Đắk Lắk. Ông Nhị đã công khai xin lỗi ông Sáu và mong ông bỏ qua cho những sai phạm đã xảy ra trong quá khứ.

Luật sư Vũ Văn Lợi (người đại diện cho ông Sáu) đề nghị Công an tỉnh Đắk Lắk và các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện đúng cam kết, giải quyết tận cùng vụ việc, phục hồi lại quyền công dân, khẩn trương cấp các giấy tờ tùy thân cho ông Sáu.

Phát biểu tại buổi xin lỗi, ông Nguyễn Lâm Sáu đã chấp nhận lời xin lỗi của lãnh đạo Công an tỉnh Đắk Lắk, lời xin lỗi của cá nhân ông Bùi Văn Nhị.

{keywords}
Cán bộ Công an tỉnh Đắk Lắk bắt tay thăm hỏi sức khỏe ông Sáu sau buổi xin lỗi

“Là con người, trong đời ai cũng sẽ mắc lỗi, sẽ có sai phạm. Có sai phạm nhưng quan trọng là có muốn sửa hay không. Tôi chấp nhận lời xin lỗi của Công an tỉnh Đắk Lắk, của ông Nhị.” – ông Nguyễn Lâm Sáu nói.

Ông Sáu cũng gửi lời cảm ơn đến các cơ quan báo chí đã đồng hành cùng ông trong suốt chặng đường kêu oan.

Liên quan đến vụ oan sai, ngày 14/11/1985, ông Nguyễn Lâm Sáu bị Công an tỉnh Đắk Lắk bắt tại nhà riêng vì nghi ngờ buôn bán hàng trái phép. Lệnh bắt không có sự phê chuẩn của VKS, khi công an bắt người không có đại diện chính quyền địa phương chứng kiến. Trong biên bản bắt, công an thu giữ một chai 65 ml dầu cam đã hư hỏng để làm vật chứng.

{keywords}
Ông Bùi Văn Nhị bắt tay, mong ông Sáu bỏ qua cho sai phạm của mình

Ngày 21/11/1985, ông Sáu được thả bằng “Lệnh tạm tha” của công an tỉnh với nội dung: “Bị can Nguyễn Lâm Sáu về địa phương và khi nào cơ quan pháp luật có giấy gọi, bị can phải đến đúng ngày, đúng giờ”... Tuy nhiên, sau đó ông Sáu không hề thấy tờ giấy gọi nào của cơ quan pháp luật. Cũng từ đó ông Sáu và người con trai gửi đơn đi khiếu nại, kêu cứu khắp nơi.

Đến năm 2013, Công an tỉnh Đắk Lắk mới ra quyết định về việc giải quyết đơn khiếu kiện lần đầu đối với ông Nguyễn Lâm Sáu. Cơ quan An ninh điều tra thừa nhận, việc tạm giữ ông Nguyễn Lâm Sáu trong 7 ngày (từ 18-24/11/1985) và việc sử dụng sai mẫu Biên bản khám xét và Lệnh tạm tha trong quá trình tiến hành các hoạt động điều tra đối với ông Sáu, dẫn đến ảnh hưởng về mặt vật chất và tinh thần đối với ông Sáu.

 

Ông Huỳnh Văn Nén đề nghị bồi thường oan sai 18 tỷ đồng

Ông Huỳnh Văn Nén đề nghị bồi thường oan sai 18 tỷ đồng

Ông Huỳnh Văn Nén vừa gửi đơn đến các cơ quan liên quan đề nghị bồi thường 18 tỷ đồng cho những năm tù oan sai của 2 bản án.

Viện kiểm sát dám nhận sai mới giải được oan sai

Viện kiểm sát dám nhận sai mới giải được oan sai

“Viện có dám nhận sai về mình thì mới giải oan những vụ oan sai kéo dài hàng chục năm”, ông Phan Trung Lý nhấn mạnh.

Ông Huỳnh Văn Nén làm đơn xin tạm ứng 1 tỷ vụ oan sai

Ông Huỳnh Văn Nén làm đơn xin tạm ứng 1 tỷ vụ oan sai

Việc viết đơn tạm ứng theo trình bày của ông Huỳnh Văn Nén là do hoàn cảnh gia đình đang khó khăn, sức khỏe giảm sút, khả năng lao động thực tế không còn.

Khó xử hình sự người gây oan sai cho ông Nén

Khó xử hình sự người gây oan sai cho ông Nén

Dư luận đang quan tâm, liệu còn thời hiệu truy tố đối với những cán bộ các cơ quan tố tụng Bình Thuận đã gây oan sai cho ông Huỳnh Văn Nén? Các luật sư và chuyên gia luật nêu ý kiến về việc này.

Ông Huỳnh Văn Nén còn bản án oan sai khác

Ông Huỳnh Văn Nén còn bản án oan sai khác

Được cơ quan tố tụng Bình Thuận xin lỗi trong 2 vụ án oan và sắp đến sẽ bồi thường nhưng hiện tại ông Huỳnh Văn Nén đang tiếp tục kêu oan về một bản án khác. 

Vụ án chìm ca nô Cần Giờ: Cần đình chỉ, tránh oan sai

Vụ án chìm ca nô Cần Giờ: Cần đình chỉ, tránh oan sai

Luật sư Đinh Văn Quế, nguyên Chánh toà hình sự TAND Tối cao đề nghị Viện KSND TP.HCM đình chỉ vụ án liên quan đến vụ tai nạn chìm ca nô tại Cần Giờ, TP.HCM.

Oan sai trong tố tụng hình sự, nhìn từ vụ chìm ca nô Cần Giờ

Oan sai trong tố tụng hình sự, nhìn từ vụ chìm ca nô Cần Giờ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến oan sai, trong đó, một nguyên nhân chính ít được nói tới là việc vi phạm tố tụng của cơ quan thực hành quyền tố tụng.

 

Trùng Dương