- Già Ama Phương (buôn Trí A, xã Krông Na, Buôn Đôn) và gia đình đã trải qua 62 mùa rẫy bên dòng sông Sêrêpốk hùng vĩ, thuộc lòng từng con nước lên. Nhưng giờ không còn thấy cảnh nước chảy cuồn cuộn, nước ngập đầu người.

Bài 4: Nghề ‘thăm âm phủ’ ở Tây Nguyên

Năm nay, dòng sông lại khô cạn, nguồn nước sinh hoạt khan hiếm buộc gia đình phải chạy vạy. 2 lần khoan giếng từ đầu năm đến giờ, mất hơn 20 triệu đồng mà giếng khoan xong nhiễm vôi nên chỉ để tắm rửa chứ uống không được.

"Nước uống thì phải tìm ra suối lấy hoặc xin bà con trong buôn”, Ama Phương buồn rầu kể.

{keywords}

{keywords}

Thủy điện chặn dòng, hơn 20km sông Sêrêpốk chảy qua huyện Buôn Đôn khô trơ đáy

Nhớ lại xưa, Sêrêpốk nước chảy cuồn cuộn, nước ngập hết cả đầu người. Dọc sông, dọc các bến nước lúc nào có trai gái, già trẻ ra tắm, lấy nước nô đùa vui như hội vào mỗi chiều.

Từ khi thủy điện chắn ngang dòng, nguồn nước trở nên cạn kiệt dòng sống trở nên đìu hiu, vắng buồn đến thê thảm. Việc khai thác quá mức dòng chảy của sông Sêrêpốk và các chi lưu của nó đã khiến dòng sông gần như… chết là câu chuyện đang hiện hữu. Hàng trăm hộ dân sống dọc bờ sống lâm vào cảnh thiếu nước, những cánh đồng bỏ hoang khô nứt nẻ vì không có nước.

Anh Y Thuật (buôn Trí A) làm nghề chèo thuyền độc mộc đưa du khách ngắm sông Sêrêpốk than thở, mấy năm nay thủy điện ngăn dòng khiến sông trơ đáy, hoạt động chèo thuyền cũng chết theo.

“Trước đây, không chèo thuyền thì xuống sông đánh bắt cá, giờ cá cũng không có mà bắt”, Y Thuật than thở. 

{keywords}

Nguồn lợi thủy sản trên sông Sêrêpốk cạn kiệt

Sống dở, chết dở

Các khu du lịch dọc sông ở huyện Buôn Đôn cũng đang lâm vào cảnh sống dở, chết dở.

Khu du lịch Buôn Đôn (xã Krông Na), khu du lịch sinh thái Thanh Hà (xã Ea Huar) vốn nằm trên những khúc sông Sêrêpốk lắm thác ghềnh thu hút du khách giờ vắng ngắt.

{keywords}

{keywords}

Các thác nước du lịch trên sông Sêrêpốk bị bức tử, khô cạn trơ đá

Chị Nguyễn Lê Thanh Thảo, quản lý Khu du lịch sinh thái Thanh Hà cho biết, khoảng 2 năm nay, khu du lịch lâm vào khó khăn vì vắng khách.

Chị Thảo nói nguyên nhân có thể do nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4 và Sêrêpốk 4A được xây dựng ở thượng nguồn chặn dòng, đưa nguồn nước của con sông chảy theo một con kênh khác, làm cho cả một đoạn sông dài khoảng 22 km ở hạ lưu bị cạn kiệt nguồn nước khiến hoạt động du lịch văn hóa - sinh thái ở đây lâm vào cảnh khó khăn.

"Du khách khi mua vé tham quan cầu treo, ngắm thác nhưng thấy dưới chân cầu treo sông trơ đáy, lộ đá lởm chởm, mất hứng mà bỏ đi", chị nói.

Không chỉ vậy, trong vài năm trở lại đây, hội thi voi bơi vượt sông Sêrêpốk, ban tổ chức luôn phải làm văn bản gửi các công ty thủy điện “xin” nước mới có nước để duy trì hội thi.

Mới đây, Sở Công thương Đắk Lắk phải ra văn bản đề xuất UBND tỉnh cho xây đập chắn ngang sông Sêrêpốk tại buôn Trí A, xã Krông Ana, Buôn Đôn nhằm giữ nước cho lưu vực đoạn sông này.

Con đập cao 2,5m, kinh phí trên 10 tỷ đồng và dự kiến kinh phí do Nhà máy thủy điện Sêrêpốk 4A - nhà máy lấy nước vào kênh dẫn dòng khiến sông khô cạn - chi trả.

Khi có đề xuất trên, lãnh đạo huyện Buôn Đôn cho rằng, chỉ xây một con đập giữ nước là còn quá ít, chưa đủ đáp ứng nhu cầu nước cho người dân của huyện.

Các nhà máy thủy điện

UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, tỉnh hiện có 26 dự án thủy điện, với tổng công suất 948,41 MW, trong đó có 18 dự án đã đi vào hoạt động.

{keywords}

{keywords}

Nhà máy Thủy diện Buôn Kuôp xây dựng hồ đập nơi đầu nguồn sông Sêrêpốk “hút” cạn nước ở hạ lưu

Trên lưu vực sông Sêrêpốk có 12 nhà máy thủy điện.

Từ đầu năm đến nay, sản lượng của các nhà máy thủy điện chỉ đạt 120 triệu kwh, chưa được 40% so với kế hoạch.

Ước tính xây dựng các nhà máy thủy điện lấy đi trên 7 nghìn ha đất nông nghiệp và đất rừng, hơn 8 nghìn hộ dân bị ảnh hưởng. Tính toán của chuyên gia cho hay, diện tích rừng bị mất, trong đó có cả những khu vực vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên đã làm mất đi tính đa dạng sinh học trong khu vực và dẫn đến khô hạn, cạn kiệt nguồn nước hoặc làm gia tăng nguy cơ lũ lụt.

Đánh giá trong nhiều cuộc họp về thủy điện, chính quyền tỉnh Đắk Lắk cho rằng, việc xả nước ở các công trình thủy điện trên địa bàn trong mùa khô hạn hiện vẫn chưa đảm bảo dòng chảy ổn định để chống hạn ở vùng hạ du làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của đồng bào các dân tộc, đồng thời, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sạt lở, khô hạn ở một số đoạn sông.

{keywords}

{keywords}

Các thủy điện bậc thang trên sông Sêrêpốk ang hoạt động cầm chừng vì hồ cạn nước

Dù Thủ tướng đã có quyết định về quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Sêrêpốk nhưng thủy điện vẫn không đảm bảo được nguồn nước xả.

Mới đây, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT) có văn bản gửi công ty thủy điện Buôn Kuôp (đơn vị đang quản lý 3 nhà máy thủy điện lớn đầu nguồn sông Sêrêpốk là thủy điện Buôn Tuor Srah, Buôn Kuôp và Sêrêpốk 3) phải thực hiện liên tục xả nước từ thủy điện Buôn Tuor Srah xuống hạ du do trong một thời gian dài trong tháng 2 đã xả không đảm bảo lưu lượng tối thiểu và thời gian xả tối thiểu theo quy chế vận hành liên hồ.

{keywords}

{keywords}

{keywords}

Hạ lưu sông Ba khô cạn

Trùng Dương

ĐBSCL hạn hán lịch sử:




Save