XEM CLIP:

Tối qua (11/1 âm lịch), tại đình làng An Định (Nghĩa Lộ, Yên Nghĩa, Hà Đông) người dân lại tổ chức hội lấy lửa (hay còn gọi là lấy đỏ).

Hoạt động này diễn ra từ 20h45, các lễ vật như hoa, quả, bánh kẹo, hương,… dâng cúng đền được phân phát cho dân làng. Vàng mã được hóa theo tục lệ và người dân lấy lửa đó đem về nhà gọi là “lấy đỏ” đầu năm.

Thực chất đây là buổi lễ "giã hội" kết thúc toàn bộ các lễ hội của làng trong dịp đầu năm mới. Theo sử sách ghi lại, các lễ hội của làng An Định bắt đầu từ ngày mùng 7 Tết, chính hội từ mùng 8. Sau khi tất cả các lễ hội diễn ra, vào ngày 11 Tết, chức sắc trong làng sẽ tổ chức "giã hội".

Nghi lễ bắt đầu bằng tiếng chuông, trống "gọi" các bô lão ra làm lễ, xin lộc sau đó rước lộc ra sân đình hóa cho người dây lấy mang về nhà với ý nghĩa mang lại hạnh phúc, ấm no, bắt đầu năm làm việc mới thành công. Số lượng vàng mã được chia đều ra 2 bàn, ước chừng khoảng 30-40kg vàng mã/bàn do người dân dâng cúng.

Khác biệt lớn so với các lễ hội khác, dù có đến hàng trăm người cùng vào xin lửa nhưng không có cảnh chen lấn hay xô đẩy để lấy lửa, người dân trong làng còn chia lửa cho nhau. Người ở trong chia cho người ở ngoài, người ở gần lấy cho người ở xa… thể hiện tình làng nghĩa xóm thân thiện.

{keywords}
Bô lão làm lễ

Ông Nguyễn Văn Phú, 73 tuổi (chủ từ đình làng An Định) cho biết: “Lễ hội lấy đỏ của làng đã có từ lâu đời, do các cụ truyền bá lại. Chúng tôi sẽ xin lộc của thành hoàng làng ban cho mọi người dân quê hương. Mục đích là cầu cho năm mới vạn sự ấm no, cầu được ước thấy”.

{keywords}
Theo truyền thống của làng, vàng hương dâng cúng là lộc của nhà thánh, truyền lại cho nhân dân và du khách thập phương qua ngọn lửa hồng khi hoá. Người dân tự mang hương theo hoặc nhận miễn phí tại cửa đình để châm lửa
{keywords}
Ngay từ chập tối, đông đảo người dân trong làng cùng du khách thập phương đã đợi sẵn xem lễ tế
{keywords}
7 cụ cao niên trong làng đứng ra làm lễ trước ban thờ Thành Hoàng làng cùng nhiều lễ vật. Tất cả vàng mã được đưa ra sân đình. Lửa mồi được lấy trên ban thờ bằng một cây sào dài
{keywords}
Ngoài bộ mũ mão cúng Thành hoàng làng, số lượng vàng mã năm nay hoá trong khoảng gần 100kg, sau khi tế lễ được thanh niên khiêng ra trước cổng đình
{keywords}
. Ngay sau khi vàng mã bén lửa, người dân trong làng với những bó hương chuẩn bị trước, chụm vào "lấy đỏ". Cả trăm người cả người lớn, trẻ con, thanh niên, người già lao vào lấy lửa
{keywords}
Ngọn lửa bùng lên giữa sân đình, xung quanh hàng trăm người châm hương lấy lửa

 

{keywords}
Nhiều người bất chấp cái nóng chen chân để nhanh chóng lấy được lửa cho nhà mình
{keywords}
Người lớn xin lửa để mong làm ăn phát đạt, người già để cầu mong sức khỏe, trẻ em cầu một năm mới học giỏi
{keywords}
Hơi nóng hầm hập toả ra từ đống lửa khiến việc châm hương rất khó khăn. Áo rét, khẩu trang, mũ nón, tay che mặt chống lại cái nóng phát ra từ đống lửa lớn
{keywords}
 
{keywords}
Cuộc 'lấy đỏ' làm náo động cả làng, chỗ nào cũng hừng hực khí thế với lửa
{keywords}
Dân làng truyền nhau rằng ai xin được lửa vẫn còn cháy, chạy kịp về nhà thắp hương trên bàn thờ nhà mình thì sẽ được may mắn cả năm. Dọc các ngõ phố của làng An Định rộn rã tiếng cười vui, "chạy lửa"
{keywords}
Ông Nguyễn Văn Tiến (55 tuổi) buộc nén nhang vào cây sào dài để lấy lửa, chạy thật nhanh từ đình về nhà khoảng 100m để kịp truyền lửa cho vợ đang đợi
{keywords}
Ở nhà bà Lê Thị Ngọ (54 tuổi) đang cầm sẵn hương đợi chồng đem lửa về
{keywords}
"Ngọn lửa tượng trưng cho sự ấm no, may mắn. Năm nào chồng tôi cũng tới sân làng lấy đỏ để cầu mong một năm mới sức khỏe, gia đình làm ăn thuận buồm xuôi gió", bà Ngọ chia sẻ
{keywords}
Lửa cháy tại sân đình chỉ trong khoảng 15 phút rồi tàn. Những người đến sau thường phải thổi than hồng lấy “lộc rơi lộc vãi"
{keywords}
Tại nhiều làng ở khu vực Hà Đông (Hà Tây cũ) đều có tục lệ này, tuy nhiên, không còn nhiều làng tổ chức lễ lấy đỏ cho người dân. Chính vì vậy ngày nay còn rất ít người biết đến tục lệ

 

Trai xinh Hà Nội má phấn môi son, lả lơi giữa phố

Trai xinh Hà Nội má phấn môi son, lả lơi giữa phố

Các chàng trai giả gái, mắt đưa tình, miệng cười xinh trong những bước nhảy linh hoạt, thướt tha hòa cùng nhịp trống múa 'con đĩ đánh bồng' khiến người xem thích thú.

Trần Thường - Video: Đình Hiếu