- Bà Nguyễn Thị Nậm hai lần khống chế các đối tượng "chặt chém" gói tăm với giá nửa triệu đồng

.

XEM CLIP: 

Bà Nguyễn Thị Nậm (67 tuổi, Duy Tiên, Hà Nam) lên Hà Nội kiếm sống từ những năm 1988. Gần 30 năm sống một mình với đủ nghề, từ bán hàng rong, gánh thuê... đến nhặt rác.

Chỉ cách đây 1 tuần, bà bỗng nổi tiếng... Khi đang nhặt ve chai quanh hồ Gươm thì thấy một nhóm người to tiếng, khoảng 3-4  thanh niên bán tăm đang vây lại đòi một nam thanh niên khác thanh toán 500.000 đồng cho gói tăm nhỏ vì đã trót cầm tới. Bà Nậm thấy thế đã quát lớn, nhóm này mới buông tha.

{keywords}

Người dân sống gần hồ Gươm, hay đi thể dục không lạ lẫm gì với hình ảnh một bà lão chuyên đi nhặt ve chai ven hồ

Bà bảo, nhặt rác ở đây gần chục năm và biết những đối tượng này hoạt động cũng khoảng 4 năm nay rồi. 

"Chúng phân công cô gái cầm sổ, đeo túi, giới thiệu là người của tổ chức từ thiện để mời chào du khách mua tăm ủng hộ. Khi khách đồng ý, họ bảo ký tên vào sổ rồi yêu cầu trả tiền với giá từ 200.000 đến 500.000 đồng một gói tăm" - bà Nậm chia sẻ. 

Nếu ai phản kháng, các cô gái sẽ hô hào đồng bọn nam giở thói côn đồ, đe dọa. Để yên chuyện, nhiều người đành rút tiền trả .

"Bị tôi phát giác, nhóm người bán tăm bàn nhau đánh tôi. Nghe thấy vậy, tôi liền túm cô gái về trụ sở công an phường Tràng Tiền", bà kể.

{keywords}
Bà là nỗi khiếp sợ của những đối tượng chuyên đi lừa đảo bên hồ Gươm

Bị dọa đánh què chân, ném xuống hồ

Đến một hôm, khoảng giữa trưa khi đang làm ở gần đền đường Lê Thái Tổ, bà Nậm bị một nhóm chục người ra dọa đánh. "Họ dọa đánh què hai chân, hất xuống hồ không đi được nữa để xem còn dám tố cáo công an nữa không...".

"Thấy vậy, tôi ném bao tải xuống đất hô to: Nếu đánh què chân đẩy được xuống hồ thì đừng để tôi lên, bởi tôi lên được thì tôi sẽ bắt đến công an. Họ thấy tôi quyết liệt mới bỏ đi", bà kể lại.

Vì thường nhặt rác quanh Bờ Hồ nên bà Nậm nắm được nhóm thanh niên trên chừng 10 người cả nam lẫn nữ (khoảng 20-25 tuổi) thường hoạt động cả tuần, mạnh nhất là 2 ngày cuối tuần và chủ yếu lợi dụng lừa đảo du khách, những sinh viên hoặc người dân tỉnh lẻ đến đây chơi.

{keywords}
Nhiều bạn trẻ hỏi chuyện bà Nậm khi nhận ra người tuyên chiến với "tăm tặc" 

Từ đó đến nay người dân và du khách không thấy các đối tượng còn lảng vảng để mời mọc mua tăm. Tuy nhiên, bà Nậm vẫn luôn để ý sát sao vì rất có thể các đối tượng này còn quay lại. Để bắt được quả tang, mỗi khi thấy nhóm đang “bán tăm” ở đâu, bà ẩn vào những chỗ đông người, đến khi họ bắt người mua ký vào sổ, đòi tiền, bà mới chạy ra hô hoán.

Ngày làm việc của bà Nậm đều đặn 5h sáng, 17h chiều về chợ đêm Đồng Xuân. Ngày thì đi nhặt chai nhựa, lon nước, đến 23h đêm bà về khu bãi để xe ở phố Hàng Khoai xin ngủ nhờ. Mỗi ngày riêng tiền nilon bà kiếm được 70.000 đồng, chai nhựa thì 15.000 đồng. 

Những năm trước còn khỏe mạnh, mỗi ngày người phụ nữ dũng cảm này kiếm được 200.000 - 300.000 đồng nhưng bây giờ sức khỏe giảm sút, mỗi ngày nhặt ve chai chỉ được vài chục.

“Nhiều lần ra tay, người ta cho rằng tôi là kẻ bao đồng, dỗi hơi, thích xen vào chuyện người khác. Họ khuyên tôi không nên can dự vào chuyện của người khác, nếu không sẽ bị trả thù thì khổ hơn”.

{keywords}

 Bà tâm sự, ở tuổi này rồi, từng trải qua nhiều sóng gió, nếu sợ chết đã không làm...

Bà quan niệm dù làm bất cứ nghề gì, dù nghèo hèn hay giàu sang nhưng mọi đồng tiền chân chính đều đáng trân trọng. Do đó, đứng trước những hành vi gian manh, chiếm đoạt tiền của người khác, bà không thể ngồi yên, cho dù biết nguy hiểm...

Bà bảo "Ở tuổi gần đất xa trời, trải qua nhiều sóng gió, nếu sợ chết tôi đã không làm". Nhờ vậy, bà Nậm vẫn kiên định hàng ngày không có thêm du khách nào mất tiền oan bởi sự lọc lừa của những kẻ lười lao động.

Xem thêmTin Thời sựTin Pháp luật

Trần Thường - Đoàn Bổng