XEM CLIP:

5h sáng, trong tiết trời se lạnh và ẩm ướt bởi mưa phùn, ông Nguyễn Đắc Hoằng (57 tuổi, quận Tây Hồ, Hà Nội) cùng các thành viên trong đội vận chuyển dịch vụ thức dậy sửa soạn, kiểm tra kỹ thuật 12 xe điện, rồi giao 3,5 nghìn suất ăn sáng cho những người cách ly trong BV Bạch Mai.

Trong những ngày cách ly, công việc này được ông Hoằng và các đồng nghiệp thực hiện đều đặn vào 3 khung giờ hàng ngày, sáng 6h, trưa 10h30 và chiều là 16h30.

{keywords}
Ông Hoằng điều hành hoạt động của tổ vận chuyển

Khi xe chở suất ăn từ từ lăn bánh vào cổng, đoàn xe điện của ông Hoằng nối đuôi nhau theo thứ tự chờ xếp đồ ăn lên xe. Với vai trò đội trưởng, ông Hoằng phân công nhiệm vụ cho 2 người lên thùng xe chuyển suất ăn xuống, lần lượt ở phía dưới, các thành viên khác đỡ và đặt gọn gàng các thùng thức ăn lên xe rồi tỏa đi các vị trí.

Gạt những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán sau ca làm buổi sáng, ông Hoằng kể, đặc thù của việc vận chuyển đồ ăn là cần đưa tới mọi người trong khi còn nóng hổi, thơm ngon. Một xe điện có hai người cùng đi để tránh đổ vỡ.

“Nếu mình làm rơi suất ăn nào thì sẽ có một người phải nhịn, lương tâm một người làm nghề không cho phép tôi làm như vậy, đội chúng tôi luôn cẩn trọng trong khi vận chuyển, lái xe sẽ đi chậm, tránh đường gồ ghề, người ngồi phía sau đảm nhiệm việc giữ cho đồ ăn không bị rơi ra ngoài”, ông Hoằng nói.

{keywords}
Vận chuyển các suất ăn xuống xe điện
{keywords}
Các suất ăn được vận chuyển nhẹ nhàng

Theo ông, việc chuyển đồ ăn vào khu cách ly cho những người từng tiếp xúc với các ca dương tính Covid-19 được thực hiện cẩn thận, chặt chẽ hơn.

Cụ thể, sẽ có một xe riêng chở các suất ăn vào khu vực này, sau đó đưa các thùng thức ăn vào thang máy, bấm số tầng để vận chuyển lên trên, phía trên sẽ có người nhận chờ sẵn. Việc làm này nhằm đảm bảo không có sự tiếp xúc giữa người vận chuyển và người cách ly, xe điện và thang máy cũng được khử trùng ngay sau đó. 

Với tần suất công việc liên tục, mỗi ngày cùng đồng nghiệp vận chuyển hơn 10 nghìn suất ăn đến các khoa, phòng trong bệnh viện, ông Hoằng không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi trong những ngày đầu.

"Không chỉ tiếp thức ăn, chúng tôi còn vận chuyển hàng tiếp tế từ nhiều địa phương chuyển tới Bạch Mai, đoàn xe điện chạy không nghỉ, có hôm từ sáng sớm đến khuya", ông nói.

{keywords}
Xe điện vận chuyển suất ăn của bệnh viện
{keywords}
Có 10 xe điện đang hoạt động

Hôn trán tạm biệt vợ 

Gắn bó với BV đã gần 40 năm, ông Hoằng cho biết đang làm việc với quyết tâm cao nhất. 

"Khi Bạch Mai phát hiện những ca dương dính Covid-19 đầu tiên, tôi và mọi người đã chuẩn bị tâm lý cho việc phong toả và lập luôn đội xung kích viết đơn tình nguyện vào Bạch Mai chống dịch, toàn đội ai cũng đồng lòng" - ông Hoằng nói.

Ông nhớ, thời điểm chuẩn bị vào viện, ông ra hôn nhẹ lên trán vợ rồi nói sẽ vào ‘tâm dịch’. Cùng làm trong BV nên vợ ông hiểu, nhiều người trong khu cách ly đang cần ông hỗ trợ.

{keywords}
Tổ vận chuyển dịch vụ làm việc liên tục mỗi khi có hàng
{keywords}
Ảnh: Phạm Công

Sắp ở tuổi lục tuần, ông Hoằng phải thay đổi nhiều thói quen khi sống tại khu cách ly.

"Trước khi có dịch, chiều nào tôi cũng chở cháu nội sang nhà chơi, bây giờ tôi chỉ gọi điện thoại về nhà để hỏi thăm cháu.

Vì là tổ trưởng quán xuyến các công việc nên dù nhớ gia đình, tôi phải cố gắng để toàn đội đồng lòng, hoàn thành nhiệm vụ vì bệnh viện", ông nói.

{keywords}
Mỗi lần chuyến xe điện chở khoảng 20 thùng (tương ứng gần 300 suất ăn)

Gần 10 năm gắn bó với chiếc xe điện, anh Tạ Quốc Huy (37 tuổi, quê Vĩnh Phúc) cho biết, thời điểm anh gấp quần áo vào vali để cùng mọi người vào Bạch Mai, vợ anh nước mắt ngắn dài, chạy tới ôm nhẹ rồi hỗ trợ chồng mang đồ dùng thiết yếu.

Anh kể: “Cũng là vào BV Bạch Mai làm việc như mọi khi, lần này cảm giác khó tả vì sẽ xa vợ con dài ngày, nhưng tôi cũng không đành nhìn mọi người trong đội vất vả chống dịch mà mình lại nhàn hạ ở ngoài, có thêm mình thì mọi người bớt đi phần mệt nhọc công việc”.

Từ ca bệnh 243, rà soát người liên quan BV Bạch Mai đang có nhầm lẫn

Từ ca bệnh 243, rà soát người liên quan BV Bạch Mai đang có nhầm lẫn

Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng qua ca bệnh 243 ở Mê Linh, việc rà soát những người liên quan đến BV Bạch Mai đang có sự nhầm lẫn, hiểu chưa đúng.

Phạm Công - Đoàn Bổng