XEM CLIP:

Bà Cao Thị Thảo, người 22 năm làm đàn lễ dâng Đức thánh Trần chiều nay cho biết, hội dâng hoa đã chuẩn bị mâm lễ hình đôi rồng được tạo hình từ những quả dứa, kết với hoa lan trắng, ngụ ý rồng vờn mây. 

Một mâm lễ khác tạo hình cặp chim phượng kết mỏ vào nhau, bên dưới là một buồng cau quả to, tròn đều đặn, một xấp lá trầu được đặt phía trên.

Hai mâm lễ này được đặt trang trọng tại khu vưc Đền Hạ chờ dâng Đức thánh Trần với ngụ ý "long chầu, phượng vũ".

{keywords}
Cặp rồng vờn mây được làm công phu, tỷ mỉ đến từng chi tiết

Các mâm lễ đa dạng với các lễ vật như bánh chưng, bánh dày, cau, trầu, nước ngọt, hoa... được bày biện trang trọng. Để có những lễ vật này, nhóm sắp lễ phải chuẩn bị từ trước cả nửa tháng.

"Quả cau, miếng trầu là đầu câu chuyện. Nó cũng là lễ vật mang tính chất truyền thống lâu đời của người dân dâng lên Đức thánh Trần. Còn bánh chưng, bánh dày tượng trưng cho trời tròn - đất vuông và là món truyền thống trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc", bà Thảo cho biết.

{keywords}
Mâm lễ hoa hồng với chữ "TRẦN" bằng chữ Hán được xếp khéo léo
{keywords}
Rồng được kết bằng các loại hoa quả khác nhau
{keywords}
 
{keywords}
Các đĩa hoa sẵn sàng dâng lễ Đức Thánh Trần
{keywords}
 
{keywords}
Lễ vật trầu cau được kết thành cặp chim phượng
{keywords}
 
{keywords}
Các mâm lễ bánh chưng, bánh dày, cau, trầu
{keywords}
Các mâm lễ được đặt trang trọng tại khu vực sắp lễ thuộc Đền Hạ 
Bí mật bên trong cặp bánh chưng, bánh dày dâng Đức thánh Trần

Bí mật bên trong cặp bánh chưng, bánh dày dâng Đức thánh Trần

Lễ vật bánh chưng, bánh dày dâng Đức thánh Trần trong đêm Khai ấn năm nay ẩn chứa nhiều bí mật.  

Kiên Trung - Đoàn Bổng - Đức Yên - Đình Hiếu