XEM CLIP:

Gần 1 vạn hành khách mỗi ngày đến 2 bến xe lớn nhất Thủ đô đều được nhắc nhở mang khẩu trang để không vi phạm quy chế xử phạt 3 triệu đồng vì không đeo khẩu trang nơi công cộng.

Ghi nhận của PV VietNamNet sáng nay (2/12), tại 2 bến xe lớn nhất Thủ đô là Bến xe Mỹ Đình và Bến xe Giáp Bát, hầu hết hành khách đều đã thực hiện nghiêm chỉnh quy chế mang khẩu trang nơi công cộng vừa được ban hành.

Tại các cửa bán vé, nhân viên gác cửa ra vào, nhân viên bán vé, lực lượng bảo vệ trật tự… đều mang khẩu trang 24/24 khi làm nhiệm vụ. Hành khách tại các điểm chờ xe buýt, hành khách đi xe tuyến tỉnh… đều không quên mang khẩu trang.

{keywords}
Người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang tại bến xe
{keywords}
Hầu hết hành khách đều chấp hành việc đeo khẩu trang

Giám đốc Bến xe Giáp Bát Nguyễn Tất Thành cho biết, đơn vị này thực hiện nghiêm chỉnh chỉ thị vừa được ban hành. Ngoài việc treo băng rôn, biển báo tại các vị trí xung quanh bến xe, phát loa phóng thanh 24/24…, lực lượng an ninh, bảo vệ của Bến xe còn mang loa tay, lên từng xe nhắc nhở nhà xe, hành khách thực hiện mang khẩu trang nơi công cộng.

“Gần như 100% hành khách ra vào bến đều tự giác tuân thủ. Người dân đã hình thành thói quen mang khẩu trang nơi công cộng. Một vài trường hợp chưa đeo khẩu trang, khi lực lượng an ninh nhắc, họ đều có khẩu trang mang sẵn trong túi để đeo vào” – ông Thành cho biết.

Theo ông Thành, bến xe Giáp Bát mỗi ngày có hơn 700 lượt xe ra vào bến, lượng hành khách trung bình 6 – 7 ngàn người.

“Điều quan trọng nhất là người dân tự giác, tự hình thành thói quen bảo vệ cho mình và cho cộng đồng. Chúng tôi không có chức năng xử phạt, việc đó của chính quyền, lực lượng công an phường, quận. Tuy nhiên, bến vẫn tuyên truyền, nhắc nhở để hành khách ý thức tuân thủ, không vi phạm để tránh bị nộp phạt theo quy định vừa ban hành”.

{keywords}
Nhân viên bến xe Giáp Bát nhắc nhở hành khách tuân thủ việc đeo khẩu trang
{keywords}
100% hành khách đeo khẩu trang trước khi xe khởi hành

Giám đốc Bến xe Mỹ Đình Lý Trường Sơn cũng cho biết, bến xe này mỗi ngày tiếp nhận khoảng 600 lượt xe, lượng khách trung bình 4 – 5 ngàn hành khách.

“Chúng tôi đưa ra quy định đối với tất cả các nhà xe, phải dán thông báo, quy định hành khách lên xe phải mang khẩu trang trên cửa xe. Các nhà xe phải trang bị nước khử khuẩn cho khách lên xuống. Nếu nhà xe nào vi phạm, để hành khách không có khẩu trang lên xe sẽ không được dời bến” – ông Sơn cho biết.

Anh Nguyễn Văn Hùng (quê Thái Bình) cho biết: ngay từ thời điểm dịch bệnh Covid bắt đầu xuất hiện, anh đã tạo cho mình thói quen ra đường là mang theo khẩu trang.

{keywords}
Hai bố con anh Nguyễn Văn Hùng

Sáng nay, anh cùng con trai 3 tuổi về quê, cả 2 bố con đều không quên mang khẩu trang khi ra bến xe.

“Mỗi người dân nên tự giác mang khẩu trang, tự bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng. Mọi người nên tạo thành thói quen, không nên chỉ đeo khẩu trang để đối phó” – anh Hùng chia sẻ.

Anh Vũ Đức Thắng (bảo vệ Bến xe Giáp Bát) được giao nhiệm vụ giữ an ninh trật tự trong bến. Hơn một tháng qua, Bến xe Giáp Bát giao cho anh một chiếc loa cầm tay, anh có nhiệm vụ nhắc nhở hành khách lên xuống xe phải thực hiện đeo khẩu trang.
“Mình còn lên từng xe để kiểm tra nhà xe có nhắc nhở hành khách thực hiện mang khẩu trang. Nếu nhà xe nào còn để hành khách quên không mang khẩu trang, sẽ tính vào lỗi của nhà xe” – anh Thắng cho biết.

{keywords}
Lực lượng bảo vệ thường xuyên giám sát, nhắc hành khách đeo khẩu trang
{keywords}
Ảnh: Thái Bình
{keywords}
Tại các hàng ghế chờ người dân cũng chấp hành việc đeo khẩu trang
{keywords}
Ảnh: Thái Bình

“Bây giờ ai trong túi cũng có vài chiếc khẩu trang. Bảo vệ bến cho biết, những trường hợp không mang khẩu trang, khi được nhắc nhở thì ai cũng lấy khẩu trang để trong túi ra đeo vào” – GĐ bến xe Mỹ Đình cho biết.

Ngoài khu vực bến xe, ghi nhận của VietNamNet tại một số chợ dân sinh, trung tâm mua sắm lớn tại Hà Nội, hầu hết người dân đều chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi đông người. 

Cụ thể, tại trung tâm mua sắm Big C Thăng Long, lượng người đổ về mua sắm khá đông, ngay từ cổng ra vào khu mua sắm, UBND phường đã lắp đặt biển hướng dẫn và quy định việc đeo khẩu trang. Bên trong các gian hàng mua sắm, đa số người dân đều đeo khẩu trang, việc giãn cách cũng được tuân thủ. 

{keywords}
Người dân chấp hành việc đeo khẩu trang tại trung tâm mua sắm

Anh Lê Thành Khang (trú quận Cầu Giấy) chia sẻ: "Khi nhận tin có các ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng tại TP.HCM, tôi và gia đình khá lo lắng. Tuy nhiên, ngay từ trước khi có thêm ca nhiễm mới được công bố, các thành viên trong gia đình đều tuyệt đối tuân thủ việc đeo khẩu trang khi ra nơi công cộng".

{keywords}
Hầu hết người dân đeo khẩu trang khi đến chợ Đình Thôn (phường Mỹ Đình 1)
{keywords}
Người dân cảnh giác với dịch Covid-19. Ảnh chụp tại chợ Phú Đô (phường Phú Đô)

Còn tại một số chợ dân sinh như chợ Đình Thôn (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm), chợ Dịch Vọng Hậu, chợ Dương Quảng Hàm (quận Cầu Giấy), chợ Trung Tự (phường Trung Tự, quận Đống Đa) hầu hết người dân cũng chấp hành việc đeo khẩu trang. Tại các khu chợ này, mật độ người dân đi mua sắm khá thưa thớt, không xảy ra tình trạng cùng lúc tập trung quá đông người. 

{keywords}
Người dân chủ động phòng dịch khi đến các trung tâm mua sắm
{keywords}
Biển cảnh báo của UBND phường Trung Hòa về việc đeo khẩu trang chống dịch
{keywords}
Lượng người đi mua sắm không quá đông
{keywords}
Với nhiều gia đình, việc đeo khẩu trang trở thành thói quen khi đến nơi công cộng
{keywords}
Một số người dân chưa chấp hành việc chống dịch tại chợ Phú Đô
{keywords}
Nhóm học sinh tại phường Trung Tự tập trung đông sau giờ tan học
{keywords}
Người dân và chủ sạp hàng thịt không đeo khẩu trang tại chợ Dịch Vọng Hậu
{keywords}
Còn một bộ phận người dân chủ quan khi phòng, chống dịch Covid-19
{keywords}
 

Thái Bình - A.Phương

Người đàn ông ở Đà Nẵng hát karaoke cùng giáo viên nhiễm Covid-19 đi những đâu

Người đàn ông ở Đà Nẵng hát karaoke cùng giáo viên nhiễm Covid-19 đi những đâu

Khi trở về Đà Nẵng nam hướng dẫn viên du lịch đi đánh cầu lông, uống cà phê, đi nhậu...