- "Hậu" dẹp vỉa hè, quán trà đá của ông Nguyễn Quang Ánh nằm lọt trong vạch sơn trắng. Còn bà Nguyễn Hồng Lan giờ chỉ bán được nửa nồi cháo sườn. 

XEM CLIP:

Phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội sau chiến dịch xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, những gánh hàng mưu sinh lay lắt trở lại trong nỗi lo âu, thấp thỏm. 

{keywords}
Vợ chồng ông Nguyễn Quang Ánh bán trà đá trên vỉa hè phố Khâm Thiên 

Quán trà đá của ông Nguyễn Quang Ánh (84 tuổi), nằm lọt trong vạch sơn trắng. Thay vì rải loạt ghế nhựa như trước đây, vợ chồng ông trải những tấm bìa lên các bậc thềm. 2-3 chiếc ghế nhựa để gọn ghẽ và 1 bình đựng trà ủ sau lớp chăn dày.

Trò chuyện qua tờ giấy, ông Ánh viết: “Tôi bị câm điếc ngay từ lúc sinh ra. Cuộc sống gia đình gặp không ít khó khăn...". 

{keywords}
Sạp hàng nhỏ nép gọn trong góc phố của vợ chồng ông Ánh

Hồi chưa dẹp vỉa hè, mỗi ngày vợ chồng ông Ánh thu được từ 250-300 nghìn đồng. Từ ngày dẹp vỉa hè, ít người ra ngồi sạp nước của ông hơn, mỗi ngày ông bà chỉ kiếm được 80-100 nghìn đồng.

Trên con phố nhỏ Nam Đồng (quận Đống Đa, Hà Nội), từ lâu nhiều người quen với hàng bánh mỳ Doner Kebab của ông Thành. Hàng ngày, quán hoạt động đều đặn từ 6h sáng đến 6h tối, thu nhập cũng góp phần ổn định cuộc sống gia đình ông.

Sau khi vỉa hè được dẹp, xe hàng đồ sộ của ông không còn hoạt động, ông dùng xe máy đi bán dạo, gắn thùng nhựa phía sau. Trong thùng là những chiếc bánh đã làm sẵn chứ không được nướng tại chỗ nóng hổi như xưa.

{keywords}
Ngã ba phố Nam Đồng - Đặng Văn Ngữ, nơi ông Thành bán bánh mỳ trong nhiều năm

Ông Thành kể, hồi trước ngồi một chỗ cố định, mỗi ngày ông kiếm được 250-300 nghìn đồng, bây giờ mỗi ngày cố lắm cũng chỉ 150 nghìn.

"Tôi treo số điện thoại lên tường, ai để ý thì gọi đặt hàng, còn không thì tôi cứ làm sẵn, hôm nào may thì có người mua, không may thì ế" - ông Thành bộc bạch.

{keywords}
Sạp hàng cháo sườn của bà Lan

Còn bà Nguyễn Hồng Lan (58 tuổi) bán cháo sườn tại quận Đống Đa tâm sự, bà cố duy trì nồi cháo vì sợ cả nhà đói.

"Nếu không bị bệnh tim, tôi sẵn sàng tự dẹp hàng rong để đi làm những công việc chân tay khác. Trước tôi bán mỗi ngày 2 nồi cháo, thu nhập cũng khoảng 300 nghìn đồng. Nhưng giờ chỉ bán nửa nồi thôi, nhiều lúc bán không hết".

{keywords}
Hoa quả được chở đi rao bán quanh phố Hà Nội bằng xe đạp

Nhiều người buôn bán vỉa hè phải thay đổi cách thức bán hàng để phù hợp. Cô Hoàn (quê Thanh Hóa) bán hoa quả ở quận Cầu Giấy sắm xe đạp rồi chở hoa quả đi khắp các tuyến phố để rao bán.

Lập chợ tạm?

Ông Chu Xuân Sơn, Phó chủ tịch UBND phường Khương Đình (quận Thanh Xuân) cho biết, phường có 700 hộ dân có nhà mặt phố, những ai có nguyện vọng kinh doanh vào chợ sẽ được tạo điều kiện.

Phường đang xem xét chọn khu đất trống, không gây ảnh hưởng đến giao thông đi lại để đặt chợ tạm, bố trí cho những người bán hàng rong vào hoạt động. Tuy nhiên phường vẫn chưa chọn được khu đất trống đảm bảo các điều kiện đưa ra.

Theo Chủ tịch UBND phường Láng Hạ, quận Đống Đa Vũ Hồng Sơn, phường đang trong quá trình rà soát các hộ kinh doanh vỉa hè để có chính sách hỗ trợ hợp lý. 

Trả vỉa hè, dân treo hàng lơ lửng cành cây kiếm sống

Trả vỉa hè, dân treo hàng lơ lửng cành cây kiếm sống

Một số người dân nhiều năm qua bán hàng trên vỉa hè Hà Nội đã nghĩ ra cách bán mới: Treo hàng trên cành cây.

Xế hộp thản nhiên đỗ cạnh biển cấm trên vỉa hè Hà Nội

Xế hộp thản nhiên đỗ cạnh biển cấm trên vỉa hè Hà Nội

Trên đường Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa, Hà Nội), ô tô đỗ tràn lan trên vỉa hè, gây cản trở đi lại cho người đi bộ...

Hà Nội: Vỉa hè lại chật cứng xế hộp, xe máy, đố ai đi bộ

Hà Nội: Vỉa hè lại chật cứng xế hộp, xe máy, đố ai đi bộ

Vỉa hè Hà Nội tưởng chừng được dẹp gọn cho người đi bộ nhưng quanh các cơ quan, công sở, vỉa hè lại chật cứng ô tô, xe máy.

Đoàn Bổng