- Thi hành án trong những vụ án lớn, đặc biệt là án kinh tế, tham nhũng còn gặp nhiều khó khăn do nhiều tài sản lớn bị che giấu, hợp lý hóa hoặc cố tình tẩu tán.

Vấn đề đặt ra tại  hội nghị triển khai công tác thi hành án dân sự năm 2017 do Bộ Tư pháp tổ chức sáng nay.

Hội nghị đã chỉ ra những khó khăn trong công tác thi hành án năm 2016 là do: án chưa có điều kiện thi hành, không thi hành được, án tồn đọng nhiều năm (có vụ từ 10- 15 năm trước)...

{keywords}

Một số vụ việc trọng điểm, phức tạp kéo dài nhiều năm trong khi điều kiện kinh tế, xã hội và các quy định của pháp luật liên quan có nhiều thay đổi so với thời điểm giải quyết vụ việc.

Thị trường bất động sản chưa có chuyển biến rõ rệt, nhiều tài sản kê biên, bán đấu giá nhiều lần vẫn không bán được (toàn quốc có 11.084 việc đã kê biên, định giá lại, bán đấu giá nhưng chưa xử lý được với số tiền gần 32.000 tỷ đồng); có 260 vụ bán đấu giá thành nhưng chưa giao được tài sản cho người trúng do người phải thi hành án chống đối, chây ỳ....

Hiện nay, chủ yếu các khoản phải thi hành án lớn tập trung vào các vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản cho ngân sách nhà nước. 

Ví dụ như vụ Huỳnh Thị Huyền Như, Vinashine... Các vụ này, tuy đương sự đang chấp hành hình phạt tù tại trại giam nhưng có một số tài sản của họ bên ngoài rất nhiều, cơ quan thi hành án dân sự lại chưa xử lý được tài sản đó.

"Bầu Kiên" đã thi hành án trên 34 tỷ đồng

Đến nay, vụ Huỳnh Thị Huyền Như đã thi hành án được 206 tỷ đồng; vụ Nguyễn Đức Kiên hơn 34 tỷ đồng (trong tổng số trên 75 tỷ đồng); vụ Vinalines hơn 38 tỷ đồng (trong tổng số 358 tỷ đồng); vụ Ngân hàng phát triển Đắk Lắk 591 tỷ đồng...

{keywords}
Nguyễn Đức Kiên

Hiện, công tác thi hành án dân sự trong những vụ án lớn, liên quan đến tham nhũng việc thu hồi tài sản cho Nhà nước đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, kết quả giải quyết còn hạn chế. Số tiền thi hành án trong các vụ việc loại này thường có giá trị rất lớn, trong khi số tiền thi hành án thu được còn khiêm tốn.

Việc thi hành án vấp phải khó khăn khi nhiều bản án và biên bản kê biên tài sản không thể hiện rõ hiện trạng tài sản kê biên, do đó, cơ quan thi hành án dân sự phải thực hiện việc đo vẽ lại hiện trạng tài sản (ví dụ như vụ Nguyễn Đức Kiên, Vụ Epco- Minh Phụng); Tài sản đã kê biên để đảm bảo thi hành án là tài sản chung với người khác, hoặc là tài sản đang có khiếu nại, tranh chấp (điển hình như vụ Vinalines, Nguyễn Đức Kiên, Vinashine) nên thời gian xử lý tài sản để thi hành án bị kéo dài.

T.Nhung