- ĐB Nguyễn Chiến (Hà Nội) cho rằng, sửa luật Phòng chống tham nhũng phải gia cố "lò" để đảm bảo “củi to, củi nhỏ, củi ướt, củi khô” đều phải cháy.

Thảo luận tại hội trường về dự luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi hôm nay, ĐB Nguyễn Chiến, Hà Nội nhấn mạnh, vấn đề tham nhũng chưa bao giờ “nóng” như giai đoạn hiện nay. 

“10 năm qua thi hành luật, giống như xây 'lò' nhưng 'củi to, củi ướt' chưa cháy được. Vậy sửa luật lần này phải gia cố để đảm bảo 'củi to, củi nhỏ, củi ướt, củi khô' đều phải cháy”, ông ví von.

{keywords}
ĐB Nguyễn Chiến, Hà Nội. Ảnh: Minh Đạt

ĐB Hà Nội cũng lưu ý, “lò” sẽ giảm nhiệt nếu sửa luật này không hiệu quả. Do đó, phải sửa luật làm sao triển khai được đường lối của Đảng và mong muốn phòng chống tham nhũng.

Phải xác định ai có thể lấy được tiền bạc của Nhà nước? Đó là người có chức vụ, quyền hạn, được trực tiếp giao trách nhiệm quản lý tài sản, đó là những chủ thể đặc biệt.

Nếu mở rộng ra phạm vi ngoài nhà nước thì không thuộc phạm vi chủ thể, vậy tài sản nào là tham nhũng để xác định phòng chống, tránh vi phạm quyền tài sản của người dân. Do đó trong thiết kế luật này phòng là chính, còn chống là làm sao có hành vi tham nhũng thì thu hồi được tài sản về cho nhà nước. 

Tiền nhà nước đi ra bằng dự án

ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình) đặt vấn đề mở rộng ở những chỗ cần thiết phải làm. Muốn vậy, phải xác định xem đường đi của tài sản nhà nước bị tham nhũng đi ra đường nào.

“Trong phạm vi chi tiêu hành chính của một cơ quan, ngoài chi lương và các chế độ theo lương, còn một số khoản chi chế độ hội nghị, điện thoại, xăng xe thì xin thưa là chẳng có tham nhũng gì được ở đây, có chăng chỉ vài bữa ăn thịnh soạn hơn.

Còn tiền nhà nước đang lọt ra chủ yếu thông qua các dự án đầu tư, vấn đề tính thuế, giao rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản, cấp quyền”, ông phân tích.

{keywords}
ĐB Bùi Văn Phương, Ninh Bình. Ảnh: Minh Đạt

Lọt ra ở đây bằng cách nào, theo ĐB Phương, đó là các DN khi chạy dự án mất đủ mọi loại chi phí bỏ ra.

“Nếu mở rộng ra mà rộng quá thì khó khả thi nhưng mở rộng phạm vi trong tất cả các DN tham gia vào các dự án đầu tư công thì phải quan tâm, vì đây chính là kẽ hở. Nếu có một cơ chế siết lại, quản lý ở các DN này, tôi nghĩ sẽ khó có thể tiền nhà nước lọt ra được”, ĐB Phương phân tích.

Kiểm soát tài sản của cả lãnh đạo, quản lý DN

Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, việc mở rộng đối tượng áp dụng luật Phòng chống tham nhũng đã bám sát chủ trương của Đảng, trong đó có việc từng bước mở rộng hoạt động phòng chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước.

{keywords}
Tổng thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái. Ảnh: Minh Đạt

Ngoài ra, phương án này còn xuất phát từ đòi hỏi từ chính các tổ chức, DN trong khu vực ngoài nhà nước, hội nhập quốc tế nhằm xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, liêm chính; đòi hỏi từ chủ sở hữu, các thành viên trong DN ngoài nhà nước; của công ước LHQ về chống tham nhũng.

Theo Tổng thanh tra, trước mắt cần lựa chọn những tổ chức, DN mà trong mô hình quản trị có nguy cơ cao làm phát sinh hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn và hành vi đó gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội, cá nhân, tổ chức có liên quan.

Trên cơ sở đó bắt buộc các chủ thể này phải thực hiện một số biện pháp phòng chống tham nhũng theo luật này.

Theo dự thảo luật, áp dụng đối với tổ chức xã hội, công ty đại chúng, tổ chức tín dụng và quỹ đầu tư, tập trung vào việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát tài sản, thu nhập của người giữ vị trí lãnh đạo, quản lý.

“Tiếp thu ý kiến của các vị ĐBQH, cơ quan soạn thảo sẽ phối hợp với các cơ quan để hoàn thiện dự án luật trên cơ sở xem xét kỹ tác động, lựa chọn phương án bảo đảm tính khả thi”, Tổng thanh tra Chính phủ nói.

Tổng bí thư: Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy

Tổng bí thư: Lò nóng lên rồi thì củi tươi vào cũng phải cháy

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại phiên họp thứ 12 Ban chỉ đạo TƯ về phòng, chống tham nhũng tổ chức ngày 31/7.

Cán bộ giàu bất thường: Chỉ kỷ luật, không đụng nổi khối tài sản

Cán bộ giàu bất thường: Chỉ kỷ luật, không đụng nổi khối tài sản

Một số trường hợp kê khai không đúng nhưng chỉ kỷ luật, không thể đụng được vào khối tài sản không rõ nguồn gốc.

10 năm làm công chức, buôn chổi đót có được 500 tỷ?

10 năm làm công chức, buôn chổi đót có được 500 tỷ?

10 năm làm công chức, kể cả buôn chổi đót hay lái xe xe ôm tính ra hết có được 500 tỷ đồng không? ĐB kỳ cựu đặt câu hỏi.

Giải thích bán chổi đót, nuôi heo tậu biệt phủ là coi thường dân

Giải thích bán chổi đót, nuôi heo tậu biệt phủ là coi thường dân

ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng) cho rằng việc cán bộ giải thích bán chổi đót, đi nuôi heo mà có biệt phủ là coi thường nhân dân, khinh nhờn pháp luật. 

Một số cán bộ muốn có bồ nhí để quản tài sản tham nhũng

Một số cán bộ muốn có bồ nhí để quản tài sản tham nhũng

ĐBQH nêu thực trạng một bộ phận cán bộ lãnh đạo quan tâm đến phái nữ chỉ vì muốn có bồ nhí để quản lý khối tài sản tham nhũng.

Sửa không khéo, luật chống tham nhũng như hổ giấy

Sửa không khéo, luật chống tham nhũng như hổ giấy

Cố vấn chính sách UNDP Jairo Acuña-Alfaro cho rằng sửa luật chống tham nhũng lần này phải nêu chế tài xử phạt mạnh tay. Nếu không, quy định sẽ chỉ là những "con hổ giấy".

Thu Hằng